Các quy tắc sau có hiệu lực từ năm 104 TCN, mặc dù một số chi tiết đã từng là không cần thiết trước năm 1645.
- Các tháng của âm lịch có ngày bắt đầu tính từ nửa đêm của ngày diễn ra sóc thiên văn tính theo múi giờ địa phương.
- Mỗi năm có 12 tháng thông thường, được đánh số nối tiếp từ 1 đến 12. Cứ hai đến ba năm lại có năm có tháng nhuận (閏月 rùnyuè - nhuận nguyệt), tháng này có cùng cách đánh số như tháng trước đó (nó có thể xảy ra sau bất kỳ tháng nào? - điều này bản tiếng Anh có lẽ không đúng vì người ta quy định các tháng 11: Tý, 12:Sửu, 1: Dần không được tính nhuận). Xem thêm quy tắc 6 và Tháng nhuận.
- Cứ mỗi một tiết khí chính của lịch Mặt Trời Trung Quốc tương đương với điểm mà Mặt Trời đi vào trong cung hoàng đạo (trung khí). Có 12 trung khí là vũ thủy, xuân phân, cốc vũ, tiểu mãn, hạ chí, đại thử, xử thử, thu phân, sương giáng, tiểu tuyết, đông chí, đại hàn.
- Mặt Trời phải luôn đi qua điểm đông chí (tức là đi vào cung Ma Kết hay Capricorn) trong tháng 11 âm lịch.
- Nếu có 13 tháng âm lịch giữa hai tháng 11 âm lịch kế tiếp, ít nhất có một tháng là tháng mà khi đó Mặt Trời chỉ nằm hoàn toàn trong một cung hoàng đạo. Nếu chỉ có 1 tháng như vậy thì nó là tháng nhuận, nếu có 2 tháng như vậy trở lên thì chỉ có tháng đầu tiên là nhuận (có ngoại lệ, xem mục 6 dưới đây).
- Không được tính nhuận các tháng Tý, Sửu, Dần. Nếu trong các tháng này có một tháng nào không có trung khí thì nó vẫn không bị tính là nhuận của tháng trước đó, tháng bị tính là nhuận sẽ là một trong hai trường hợp sau:
- Tháng sau tháng Mão (tháng 2) (nếu chỉ có một tháng không có trung khí). Trường hợp này có tháng giả nhuận, mặc dù tháng âm lịch giả nhuận này có thể vẫn có chứa điểm trung khí.
- Hay tháng không có trung khí còn lại, nếu có 2 trên 13 tháng không có trung khí.
- Thời gian diễn ra sóc thiên văn và Mặt Trời đi vào một cung hoàng đạo nào đó trong lịch Trung Quốc được xác định theo múi giờ Trung Quốc tại đài thiên văn Tử Kim Sơn (紫金山天文台) gần Nam Kinh sử dụng các phương trình thiên văn hiện đại, còn tại Việt Nam xác định theo giờ Hà Nội.
Cũng lưu ý là các quy tắc này không chỉ rõ các tính toán chi tiết dựa trên cơ sở của chuyện động thật hay trung bình của Mặt Trời, Mặt Trăng, điều này phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử.
Cung Hoàng Đạo mà Mặt Trời đi qua trong tháng và kinh độ của đường hoàng đạo của các điểm đi vào các cung thông thường dùng để xác định tháng thông thường. Tháng 1, chánh nguyệt (zhēngyuè), tiếng Việt gọi là tháng giêng (tiếng Hoa là tháng khởi đầu - tháng nguyên có nghĩa đầu tiên. Từ đây phát sinh tên gọi tết + Nguyên Đán tức là buổi sáng sớm đầu tiên, tết + Nguyên Tiêu tức là buổi đêm đầu tiên v.v.).
Mười hai tháng âm lịch là khá gần với các sự kiện trong sự phát triển của thực vật và trong nông nghiệp, vì thế chúng còn có tên gọi khác theo các loài cây:
- Thập nhất nguyệt: Tháng mười một
- Đặt tên: Tháng một (tý)
- Thứ tự: 11
- Theo mùa: Đông nguyệt (冬月) - tháng mùa đông - Thập nhị nguyệt: Tháng mười hai
- Đặt tên: Tháng chạp (Sửu)
- Thứ tự: 12
- Theo mùa: Lạp nguyệt (臘月) - tháng chạp - Chính nguyệt: Tháng một
- Đặt tên: Tháng giêng (Dần)
- Thứ tự: 1
- Theo mùa: Chính nguyệt (正月) - tháng giêng - Nhị nguyệt: Tháng hai
- Đặt tên: Tháng hai (Mão)
- Thứ tự: 2
- Theo mùa: Hạnh nguyệt (杏月) - tháng hoa mơ hạnh - Tam nguyệt: Tháng ba
- Đặt tên: Tháng ba (Thìn)
- Thứ tự: 3
- Theo mùa: Đào nguyệt (桃月) - tháng hoa đào - Tứ nguyệt: Tháng tư
- Đặt tên: Tháng tư (Tỵ)
- Thứ tự: 4
- Theo mùa: Mai nguyệt (梅月) - tháng hoa mai - Ngũ nguyệt: Tháng năm
- Đặt tên: Tháng năm (Ngọ)
- Thứ tự: 5
- Theo mùa: Lựu nguyệt (榴月) - tháng hoa lựu - Lục nguyệt: Tháng sáu
- Đặt tên: Tháng sáu (Mùi)
- Thứ tự: 6
- Theo mùa: Hà nguyệt (荷月) - tháng hoa sen - Thất nguyệt: Tháng bảy
- Đặt tên: Tháng bảy (Thân)
- Thứ tự: 7
- Theo mùa: Lan nguyệt (蘭月) - tháng hoa lan - Bát nguyệt: Tháng tám
- Đặt tên: Tháng tám (Dậu)
- Thứ tự: 8
- Theo mùa: Quế nguyệt (桂月) - tháng hoa quế - Cửu nguyệt: Tháng chín
- Đặt tên: Tháng chín (Tuất)
- Thứ tự: 9
- Theo mùa: Cúc nguyệt (菊月) - tháng hoa cúc - Thập nguyệt: Tháng mười
- Đặt tên: Tháng mười (Hợi)
- Thứ tự: 10
- Theo mùa: Lương nguyệt (良月) - tháng tốt lành
Một số người tin rằng các quy tắc trên đây luôn luôn đúng, nhưng thực tế có một số ngoại lệ ngăn không cho Tết Nguyên Đán luôn luôn là sóc thứ hai sau Đông chí, hay có nghĩa là nó làm cho ngày lễ này diễn ra sau tiết Vũ Thủy. Ngoại lệ này diễn ra vào giai đoạn từ năm 2033 đến năm 2034, khi Đông chí là tiết khí chính thứ hai trong tháng Một (11) âm lịch. Tháng tiếp theo không có tiết khí chính và do vậy nó là nhuận, và tháng Chạp (12) tiếp theo sau đó sẽ chứa cả Bảo Bình (Aquarius) và Song Ngư (Pisces) và hai tiết khí chính (Đại Hàn và Vũ Thủy). Năm Dần vì thế bắt đầu vào sóc thứ ba sau Đông chí, và nó diễn ra sau tiết Vũ Thủy - Song Ngư (Pisces), vào ngày 19 tháng 2.
(Điều này hiện vẫn còn đang chưa thống nhất, do các nhà làm lịch Trung Quốc cho rằng cách tính của người phương Tây có sai số, tháng nhuận trong năm 2033 theo họ rơi vào sau tháng 7 (tháng Thân) âm lịch chứ không phải sau tháng Một (11) âm lịch và quy tắc không nhuận các tháng 11, 12, 1 vẫn được bảo toàn.)Một trường hợp khác là năm 1984-1985, khi Mặt Trời nằm trong cung Ma Kết (Capricorn) ở 270° và Bảo Bình (Aquarius) ở 300° trong tháng 11, và sau đó đi vào cung Song Ngư (Pisces) ở 330° trong tháng kế tiếp, mà lẽ ra khi đó phải là trong tháng giêng (tháng 1). Mặt Trời đã không đi vào cung nào trong tháng kế tiếp. Để đảm bảo giữ cho Đông chí nằm trong tháng 11, tháng lẽ ra phải là tháng 1 (Dần) trở thành tháng 12, và tháng sau đó là tháng 1, làm cho Tết Nguyên Đán diễn ra vào 20 tháng 2 năm 1985 sau khi Mặt Trời đã vượt qua Pisces ở 330° trong tháng trước đó, hơn là nằm trong tháng bắt đầu trong ngày này.
(Điều này đã không diễn ra đối với lịch Việt Nam do Việt Nam tính theo UTC+7 và trên thực tế Tết Nguyên Đán năm 1985 ở Việt Nam diễn ra sớm hơn so với Trung Quốc 1 tháng âm lịch.)Trong các trường hợp khi tháng có 2 tiết khí chính diễn ra, nó luôn luôn xảy ra ở một khoảng thời gian nào đó giữa hai tháng không có tiết khí chính. Nó thông thường diễn ra đơn lẻ và nằm ở một trong hai bên hoặc gần với Đông chí, vì thế việc đặt Đông chí trong tháng 11 (quy tắc 4) sẽ dẫn đến phải chọn lựa tháng nào trong hai tháng không có tiết khí làm tháng nhuận. Năm 1984-1985, tháng ngay trước tháng 11 có hai tiết khí chính là tháng không có tiết khí chính và nó được tính là tháng 10 nhuận. Mọi tháng từ tháng có hai tiết khí chính tới tháng không có tiết khí chính mà không tính là nhuận được đánh số nối tiếp nhau theo quy tắc 2 tính như là các tháng thường. Phát biểu của quy tắc 5, lựa chọn tháng đầu tiên trong hai tháng không có tiết khí chính giữa tháng 11, là không bị bắt buộc kể từ lần cải cách lịch cuối cùng và cũng sẽ không cần thiết cho đến tận trường hợp của năm 2033-2034, khi các tháng có hai tiết khí chính sẽ nằm cạnh ba tháng không có tiết khí chính, hai trong số chúng sẽ nằm ở một bên của tháng 11. Tháng 11 nhuận rất ít khi xảy ra.
Các ngoại lệ như trên đây là rất hiếm. Tới 96,6% các tháng chỉ chứa một tiết khí chính (điểm vào trong một cung hoàng đạo), nó phù hợp với quy tắc đánh số của bảng tiết khí, và 3,0% các tháng là nhuận (luôn luôn là tháng không có tiết khí chính). Chỉ có 0,4% các tháng hoặc là có hai tiết khí chính hoặc là các tháng kế tiếp được đánh số lại.
Điều này chỉ xảy ra sau cải cách lịch năm 1645. Khi đó người ta cần thiết phải cố định một tháng luôn luôn chứa tiết khí chính của nó và cho phép các tháng còn lại đôi khi không chứa tiết khí chính của nó. Tháng 11 đã được chọn, vì tiết khí chính của nó (Đông chí) tạo ra sự khởi đầu của năm Mặt Trời trong lịch Trung Quốc.
Lịch Trung Quốc và lịch Gregory thông thường sẽ đồng bộ trở lại sau 19 năm (chu kỳ Meton). Tuy nhiên, chu kỳ 19 năm với các bộ tháng nhuận định sẵn chỉ là tương đối, vì thế các mô hình xác định tháng nhuận trong các chu kỳ kế tiếp nhau cuối cùng sẽ thay đổi sau vài lần chu kỳ 19 năm thành chu kỳ 19 năm hoàn toàn khác.
Hoàng đạo Trung Hoa chỉ sử dụng để đặt tên năm - nó thực sự không được sử dụng để tính lịch. Trên thực tế, người Trung Quốc có hệ thống chòm sao hoàn toàn khác.