Thần Tài (財神 Tài thần) là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, thần tài gồm 5 vị tương ứng với 4 hướng Đông Tây Nam Bắc và Trung tâm. Bao gồm:
- Trung Bân Tài Thần 中斌財神 Vương Hợi 王亥 (Trung)
- Văn Tài Thần 文財神 Tỷ Can 比干 (Đông)
- Phạm Lãi 范蠡 (Nam)
- Võ Tài Thần 武財神 Quan Công 關公 (Tây)
- Triệu Công Minh 趙公明 (Bắc).
Thần tài cũng được đánh đồng với vương thúc Tỷ Can, vị trung thần bị Trụ Tân hại chết theo lời khuyên của Đát Kỷ.
Ở Việt Nam, Hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam của người Việt rất khác với người Trung Quốc, cùng thờ ông Thần Tài nhưng tại Việt Nam, nhất là ở miền Nam, ông Thần Tài được thờ chung bàn thờ với ông Địa và bàn thờ được đặt thấp ở dưới đất.
Ngày Mồng Mười (10) tháng Giếng, tức là ngày Mồng Mười Tết Nguyên đán được người Việt chọn làm ngày thờ thần tài đầu năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài. Vào ngày vía Thần Tài, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, bánh mì xưa, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã. Trong dịp này nhiều người dân còn tấp nập, đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, món cá lóc nướng hay còn gọi là cá lóc vía Thần Tài là món ăn được người dân miền Nam ưa chuộng để cúng Thần Tài trong dịp này, dịp này nhiều người dân ưa chuộng ăn món cá lóc nướng.
Đối với người miền Bắc, Thần tài được hiểu đồng nghĩa với Ngũ Phương Long mạch tiếp dẫn tài thần có thể hiểu là địa tài nên được thờ cùng với ông Địa hay là Thổ thần.
PHONG TỤC THỜ CÚNG
Bố trí ban thờ
Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng được bài trí:
- phía trên đề là Tụ Bảo Đường (聚寶堂).
- Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung như sau:
- Ngũ phương Ngũ thổ Long thần (五方五土龍神)
Tiền hậu địa Chủ Tài thần (前後地主財神) - Hai bên bài vị có câu đối:
Thổ năng sinh bạch ngọc (土地生白玉),
Địa khả xuất Hoàng Kim (地可出黃金)
Nội dung câu đối có thể thay đổi, nhưng bao giờ cũng phải trình bày thành một đôi dán ở hai bên bài vị, mỗi bên có một câu.
Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng liên tục khi thắp hương).
Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là Ông Địa, ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (không nên đầy quá). Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Giữa bàn thờ là một bát nhang, hai bên kế là các vật cúng ý niệm mang may mắn tùy theo phong tục từng địa phương.
Thực hành lễ cúng
Theo phong tục dân gian, các lễ cúng thường được thực hiện vào mùng 1, ngày rằm và các ngày lễ, tết, ngày việc lớn của gia chủ, lễ vật tùy tâm. Đối với ngày thường, gia chủ nên thay nước và thắp 1 nén nhang vào buổi sáng trước khi bước việc kinh doanh trong ngày để cầu cho ngày hôm đó kinh doanh gặt hái được nhiều thành công.