tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Chiêm toánThuật chọn ngườiPhương pháp "nhìn người" của cổ nhân
PHƯƠNG PHÁP "NHÌN NGƯỜI" CỦA CỔ NHÂN
  1. 5 Bước để nhìn rõ quân tử hay tiểu nhân
  2. 9 Cách nhìn người của Cổ Nhân
I. 5 BƯỚC ĐỂ NHÌN RÕ QUẨN TỬ HAY TIỂU NHÂN
1. Nhìn dung nhan


Người cổ đại coi trọng tướng mạo, không phải vì muốn lấy chuyện xấu, đẹp của dung nhan để luận anh hung. Cổ nhân có quan niệm "tướng tại tâm sinh", do đó họ nhìn dung nhan để đánh giá khí sắc, thần thái.

Vào thời Tam Quốc, Tào Tháo có lần phải tiếp sứ giả của Hung Nô. Nhưng ông cảm thấy bản thân vóc dáng nhỏ bé, tướng mạo lại không xuất chúng, nên đã để cho một nam nhân tuấn tú là Thôi Quý Khê đóng giả mình, còn Tháo thì vờ làm người lính cầm kiếm đứng hầu cận.

Khi sứ giả ra về, Tháo liền cho gián điệp dò hỏi: "Ngài thấy Ngụy vương thế nào?"

Sứ giả liền trả lời: "Đại vương dung mạo tuấn tú, cử chỉ văn nhã. Còn người lính hầu cận bên cạnh thì đích thực là bậc anh hùng".

Sử cũ có ghi, Tào Tháo "vóc dáng nhỏ bé, nhưng thần thái anh phát" cũng là vì vậy.


Tướng mạo phản ánh phần nào thần thái, khí chất và tâm tính của con người.
2. Trọng tài hoa


Trong cuốn "Bản sự thi", danh nhân Mạnh Khải thời Nhà Đường có ghi lại cuộc gặp gỡ của hai thi nhân là Lý Bạch và Hạ Tri Chương.

Bấy giờ, Lý Bạch lần đầu rời quê hương tới kinh đô Trường An, có trọ tại một khách điếm. Hạ Tri Chương biết tin, liền tới thăm hỏi, cũng xin Lý Bạch một cuốn thơ để đọc.

Lý Bạch đưa "Thục Đạo Nan" cho thi nhân họ Hạ. Sau khi đọc xong, Hạ Tri Chương tấm tắc khen hay, còn ca ngợi thi nhân họ Lý là "trích tiên nhân" (ý khen Lý Bạch là người nhà trời giáng trần).

Biết Lý Bạch thích uống rượu, Hạ Tri Chương khi ấy liền tháo kim bài trên người để đổi lấy mỹ tửu, cùng ông uống rượu, ngâm thơ.

Hạ Tri Chương đối với Lý Bạch, trước là cảm mến con người, sau là kính trọng tài hoa. Điều này cho thấy cổ nhân xưa cũng coi tài hoa là một phương diện để đánh giá người quân tử.
3. Xem tính cách



"Kinh dịch" có viết: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tựu táo". Có nghĩa là cùng một tiếng thì dễ cộng hưởng, cùng một chí nguyện thì dễ hòa hợp, giống như nước chảy chỗ trũng, lửa tìm chỗ khô.


Sự vật giống nhau về bản chất dễ dàng tương hợp, mà con người tương đồng về tính cách cũng như vậy. Muốn hòa hợp với nhiều người, bản thân cần phải tu tâm dưỡng tính, duy trì thái độ ôn hòa, cẩn trọng.

Ở bên cạnh người hòa hợp, chẳng khác nào được nghe một khúc nhạc êm dịu, thưởng thức một tách trà nóng thơm ngát, ngắm nhìn một đóa hoa đoan nhã nở rộ, hưởng thụ sự yên tĩnh đến từ tâm tính hiền hòa, an lạc của họ.


Cốt cách thanh tao, tinh thần trượng nghĩa là điểm thu hút ở những bậc quân tử.
4. Quý "thiện tâm"


Người xưa có câu "Ở hiền gặp lành", nhưng không ít người lại cho rằng, ở hiền ắt sẽ chịu thiệt, bởi "người hiền có chủ cưỡi, người hiền dễ bị làm khó".

Vậy nhưng, hiền lành, thiện lương khác với cả tin, dễ dãi. Người thiện lương không phải là kiểu người chấp nhận bị người ngoài gây khó dễ, càng không phải là tin tưởng người khác một cách bừa bãi.

Người hiền trong lòng sẽ có thiện tâm, luôn mong muốn mang tới những điều tốt đẹp cho bản thân và người khác.

Chẳng vậy mà cổ nhân đã răn dạy: "Thiện tâm là của báu, cả đời dùng mãi không hết. Thiện tâm là ruộng tốt, giúp muôn đời của cải dồi dào".

Chuyện kể rằng, Lý Thúc Đồng năm xưa là thầy giáo dạy nhạc. Trong một giờ học của ông, có học sinh ngồi dưới đọc sách tiêu khiển, lại có một người khác khạc nhổ trong giờ. Dù đang đứng trên bục giảng, nhưng thầy Lý khi ấy không hề lên tiếng.

Sau khi tan học, Lý Thúc Đồng mời hai học sinh này ở lại, dùng giọng điệu hòa nhã nhắc nhở họ lần sau không nên làm như vậy trong giờ học.

Hai học sinh định cãi cố, nhưng thầy Lý lúc ấy cúi gập người xuống, khiến họ đều cúi đầu hối lỗi trong ngượng ngùng.

Vậy mới thấy, chỉ có người thiện lương mới có sức ảnh hưởng lâu dài tới người khác. Khi một người có thiện tâm trong lòng, hết thảy mọi phù phiếm trên thế gian đều tan biến trong mắt họ, nhường chỗ cho một tâm hồn thanh bạch, nhân ái và cao thượng.
5. Xét nhân phẩm


Suy cho cùng, việc đánh giá một người chính là xem xét về nhân phẩm của người đó. Cũng bởi vậy mà cổ nhân xưa từng quan niệm: "Lập đức, lập công, lập ngôn" là "tam bất hủ" của đời người, trong đó đứng đầu là việc "lập đức".

Muốn làm được đại sự, trước nhất phải học cách làm người. Muốn đánh giá một con người, điều đầu tiên là phải nhìn vào nhân phẩm của họ.

Người sở hữu một nhân phẩm tốt sẽ luôn cẩn trọng, bao dung, thấu cảm. Sức hút của họ đến từ nhân cách tốt đẹp, khí chất sang quý của họ tỏa ra từ vẻ đẹp của sự nhân ái, hòa nhã.

Người nhân phẩm tốt vừa tinh tế, vừa thông minh, vừa trọng lẽ phải, vừa biết lễ độ. Mỗi câu nói của họ đều đi vào lòng người. Mỗi hành động của họ đều xuất phát từ tinh thần trọng lẽ phải, lấy nhu thắng cương.

Sự cao quý của một nhân phẩm tốt đẹp thể hiện ở việc, chỉ cần một ánh mặt, một lời nói, một cử chỉ của họ đều khiến cho người đối diện tình nguyện tin tưởng.
II. 9 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA CỔ NHÂN
1. “Khoảng cách” giúp nhìn ra độ trung thành


Để nhận biết một người có trung thành với mình hay không, có thể dùng cách “xa lánh” một cự ly thích hợp là sẽ biết rõ. Khoảng cách là thước đo mối quan hệ tốt xấu của hai người, có thể giúp hiểu nhau hơn. Nếu như tình cảm giữa hai người đủ mạnh, có cùng mục tiêu và sự giống nhau về lý tưởng thì mối quan hệ giữa họ sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời gian.

Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa hai người duy trì dựa vào lợi ích và địa vị thì lâu dần, khoảng cách sẽ kéo họ ra xa nhau, mối quan hệ cũng tự nhiên trở nên không thân thiết nữa.
2. “Thân cận” giúp nhìn ra giáo dưỡng


Cố ý tiếp cận gần gũi và quan sát có thể thấy một người có phải là có giáo dưỡng hay không. Điều mà người ta gọi là “lâu ngày mới biết được lòng người” chính là hai người ở cùng một chỗ lâu ngày sẽ hiểu hết về ưu điểm, khuyết điểm và cách giáo dưỡng của đối phương. Ngay cả trong cách nói chuyện có thể quan sát lời nói của người đó có thô tục, cử động bất nhã, có lễ phép hay không sẽ biết được người đó có giáo dưỡng hay không.

Hai người kết giao nhiều năm, mối quan hệ sẽ trở nên ngang hàng bình đẳng. Trong mối quan hệ bình đẳng, lễ phép, tu dưỡng, kiến thức của một người có thể càng hiện rõ ra trước mặt đối phương. Nếu như trong kết giao nhiều năm, một người luôn cung kính, luôn khiêm tốn đối đãi với mọi người thì người đó đáng giá để kết bạn!
3. “Sự vụ phức tạp” giúp nhìn ra năng lực


Dùng sự vụ phức tạp có thể nhìn ra năng lực của đối phương. Cách này phù hợp áp dụng cho người cấp trên cần xem xét, đánh giá cấp dưới. Có thể đem một công việc phức tạp nào đó giao cho người mình cần đánh giá xem người này có giải quyết hợp tình hợp lý được không, có sắp xếp được ngay ngắn rõ ràng không, từ đó đánh giá được năng lực của họ.

Người có năng lực có thể chia thành hai kiểu là năng lực và khả năng chịu áp lực. Thông thường, độ cao thấp của năng lực của một người thường thường được thể hiện ra khi họ đang phải chịu áp lực. Áp lực sẽ làm rối sự phán đoán và hành vi của một người. Nếu như ngay trong hoàn cảnh áp lực cao mà người đó vẫn nghĩ được ra phương pháp phù hợp thì đó là người có năng lực không tầm thường chút nào.
4. “Vấn đề bất ngờ” giúp nhìn ra mưu trí


Đột nhiên tra hỏi một sự tình nào đó sẽ giúp nhìn ra khả năng mưu trí của đối phương. Vấn đề này không cần phải quá bén nhọn, hóc búa, cũng không phải quá nhạy cảm chỉ cần khi đang nói chuyện, lập tức chuyển sang vấn đề khác để hỏi họ là có thể đủ nhận biết được người đó có phải là linh hoạt, nhanh trí hay không.

“Vấn đề bất ngờ” ngoài việc giúp nhìn ra trình độ trí lực của một người mà còn giúp nhìn ra tốc độ phản ứng và khả năng khống chế cảm xúc của người đó. Câu trả lời của đối phương trong tình trạng tiếp nhận “vấn đề bất ngờ” cũng không nhất thiết chú trọng vào đúng sai mà mấu chốt là người đó phản ứng kịp thời, đưa ra được đáp án phù hợp là được.
5. “Đề nghị giúp đỡ gấp” giúp nhìn ra lòng tín nghĩa và danh dự


Sự tình xảy ra sẽ luôn khiến mọi người vội vàng không kịp chuẩn bị, lúc này đừng ngại hỏi bạn bè để đề nghị được giúp đỡ. Từ đó xem họ có thể đồng ý hay không, và xem họ có làm được như lời hứa hay không. Cách này chủ yếu để khảo sát trong hai trường hợp, một là việc đó phải nằm trong khả năng của họ, hai là bạn phải có chỗ đứng tương đối quan trọng trong lòng họ.
6. “Tiền bạc” giúp nhìn ra nhân nghĩa


Tiền tài là cách trực tiếp để khảo nghiệm năng lực ý chí và phẩm hạnh của một người. Đồng thời cũng là khâu thường xuyên xảy ra vấn đề nhất trong quan hệ giữa con người với con người. Không ít bạn bè tốt bởi vì vay tiền trường kỳ không trả hoặc không có khả năng hoàn lại mà dẫn đến tuyệt giao.

Tiền tài tuy là vật ngoài thân nhưng lại là vật đảm bảo cuộc sống yên ổn căn bản của mỗi người. Cho nên, dù là bạn bè tốt thì tiền tài vẫn phải tính toán rõ ràng.
7. “Thời khắc hoạn nạn” giúp nhìn ra tiết tháo


Đời người có lúc lên lúc xuống. Ở vào lúc hoạn nạn đừng ngại tâm sự chia sẻ với bạn bè. Nếu là người bạn chân chính, họ sẽ lắng nghe và cho bạn ý kiến mang tính xây dựng, đề nghị giúp đỡ thật lòng chứ không bắt đầu xa lánh bạn.

Người ta nói, có hoạn nạn mới thấy chân tình. Một người lúc ở trên đỉnh vinh quang sẽ có vô số người ở bên cạnh mình, nhưng ở vào thời khắc hoạn nạn mới biết đâu là người chân tình. Đây cũng là người bạn tốt, có tiết tháo.
8. “Rượu”, giúp nhìn ra lễ nghi và tư thái


Một người khi uống rượu vào sẽ khiến năng lực kiểm soát bị giảm xuống. Mỗi người sau khi uống rượu sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Vì vậy, dùng rượu có thể nhìn ra suy nghĩ và phẩm đức của đối phương.
9. Từ “nơi gặp gỡ” có thể nhìn ra cách đối nhân xử thế


Khi tiếp xúc với một người có thể không cùng giới tính, không cùng chức nghiệp, thân phận sẽ giúp nhìn ra cách đối nhân xử thế của họ. Giao lưu, tiếp xúc với một người chính là thể hiện năng lực cơ bản của đối nhân xử thế. Có thể xử lý tốt hay không, không chỉ là vấn đề năng lực cá nhân mà còn là có quan hệ mật thiết với cách đối đãi của họ. Ví dụ, cùng họ ngồi ăn cơm, chỉ cần nhìn cách ăn uống, tư thái dáng vẻ ngồi là có thể hiểu đôi phần về cách đối nhân xử thế của họ.
THUẬT CHỌN NGƯỜI
Xem trang tin
Nhìn người của Khổng Tử
1. Thuật nhìn người của Khổng Tử
Thuật nhìn người của đức Khổng Tử giúp bạn thấu tỏ nhìn thấu lòng người bằng cách lĩnh ngộ ba câu nói này là đủ.
Khổng Tử vào thời Xuân Thu đã từng nói: “Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhân yên sưu tai? Nhân yên sưu tai?”.
Tạm dịch là: “Xem mục đích việc anh ta làm, xem những việc và cách thức anh ta đã làm, xem những việc làm anh ta yên vui thích thú, thì sẽ biết anh ta là người như thế nào. Là người như thế nào làm sao mà giấu được? Làm sao mà giấu được?”.
Để hiểu chính xác một người, cách tốt nhất là xem lời nói, việc làm của anh ta, nó thể hiện tâm trí anh ta có trong sạch lương thiện hay không. Quan sát cách thức thực hiện của anh ta, từ đó có thể thấy phương thức làm việc của anh ta có thỏa đáng hay không. Xem xét anh ta an tâm vui thích về điều gì, từ đó có thể thấy giới hạn chuẩn mực nguyên tắc của anh ta. Nếu bạn thấy rõ cả 3 điểm này thì không ai có thể lừa dối che giấu bạn được.
Ban đầu đọc qua, rất nhiều người không...
Xem chi tiết
Kiểm tra xung hợp giữa 2 người
Cách Dùng người của cổ nhân
Bài học quản trị của Tào Tháo
Xem người và chọn người
Phương pháp "nhìn người" của cổ nhân
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com