Phong tục tập quán có thể hiểu là những thói quen hay chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán Việt Nam cũng vì thế mà đa dạng không kém.
Đáng tự hào hơn khi một số phong tục mang đậm nét văn hóa của dân tộc đã không ít lần được thế giới công nhận và vinh danh. Bài viết chỉ đưa một số phong tục đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, chưa đủ và bao quát hết phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam, mong được sự đóng góp bài viết tại
trang cộng đồng.
1.
Tục ăn trầu - Giao tiếpTừ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.
Tục ăn trầu là một trong các phong tục tập quán Việt Nam thể hiện nét văn hóa đặc trưng trong giao tiếp giữa người và người được ông cha đúc kết và xây dựng. Vì thế, món trầu mang ý nghĩa to lớn phản ánh nếp sinh hoạt độc đáo đậm chất Việt Nam.
2.
Tết Thanh minhTết Thanh minh đã từng được Nguyễn Du nhắc đến trong Truyện kiều:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”
Qua đó có thể thấy phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của dân tộc Việt Nam ta đã có từ lâu đời và có ý nghĩa to lớn. Thanh minh được xem là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí", từ khoảng từ ngày 04/04 đến 21/04 (dương lịch) là lúc “khí trong, trời sáng”.
Vào những ngày tiết Thanh minh, con cháu sẽ quây quần sửa chữa, làm mới và cúng lễ tại mộ cho tổ tiên gọi là tảo mộ. Đây cũng là dịp để anh em con cháu sum họp với gia đình. Dù không phải là tết lớn nhưng tết Thanh minh là một trong các phong tục tập quán Việt Namthể hiện văn hóa biết ơn cội nguồn và tình cảm gia đình.
3.
Tết trung thuPhong tục tết Trung thu không biết đã hình thành từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm, mặt Trăng cũng là một biểu tượng thiêng liêng với người Việt Nam. Hình dáng trăng tròn hay khuyết gắn liền với niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn tụ, chia tay. Vì thế, trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu được gọi là Tết đoàn viên.
Ý nghĩa của phong tục tập quán tết Trung thu với người dân Việt Nam chính là sự sum vầy. Trong ngày vui này, tất cả mọi người trong gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bánh trung thu và thưởng trà trò chuyện, cùng làm cỗ cúng gia tiên. Và tết Trung Thu còn gọi là tết thiếu nhi.
4.
Tết Nguyên ĐánTết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam. Từ thuở "khai quốc", tết Nguyên Đán đã ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên. Theo quan niệm xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết và tình làng nghĩa xóm,…
Chuỗi sự kiện trong phong tục đón tến Nguyên Đán của dân tộc:
- Đưa ông Táo về trời
Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo, lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo. - Tống cựu nghinh tân
Cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa là một truyền thống gắn kết tình cảm của cả gia đình.
Những ngày cuối năm, người Việt có phong tục quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mua sắm đồ dùng, quần áo mới. Người lớn cũng dặn dò con cháu, trong giây phút chuyển giao sẽ không cãi cọ, không trách phạt hay mắc lỗi. Những người có hiềm khích với nhau cũng xí xóa hết, giây phút năm mới chỉ chúc tụng nhau những gì tốt lành và may mắn. - Thăm mộ tổ tiên
Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu. - Gói bánh Chưng, bánh Tét
Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày là một phần không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất – Âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời – Dương, thể hiện triết lý Âm – Dương. Bánh chưng dành cho Mẹ, bánh dày giành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. - Chơi hoa ngày Tết
Ngày Tết, người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như: đào, mai, quất..để xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho cả gia đình. - Chưng mâm ngũ quả
Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. - Cúng giao thừa
Giao thừa được xem là thời khắc Đất Trời giao hòa, vạn vật bừng lên sức sống mới. Dân tộc nào cũng xem thời khắc giao thừa là thiêng liêng nhất và có cách bày tỏ riêng.
Việt Nam có phong tục cúng giao thừa là một nét đặc sắc trong các phong tục tập quán mà tất cả người đều biết đến và quý trọng thể hiện văn hóa “uống nước nhớ nguồn”.
Đặc trưng trong phong tục cúng giao thừa của dân tộc ta là cúng từ khoảng 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút, cúng từ ngoài trời để tế lễ ông hành khiển đến cúng trong nhà để đón ông bà về vui cùng con cháu.
Cúng giao thừa thường làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng: Một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp. - Xông đất
Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đát vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập. - Xuất hành đầu năm
Ngày mồng một đầu năm, người Việt Nam thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành, hi vọng có năm mới may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà. - Chúc Tết và Mừng tuổi
Trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình thể hiện sự hiếu thuận. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, mong ước một năm mới bình yên, hạnh phúc, công danh phát đạt, sự nghiệp thành công. - Đi lễ đầu năm
Phong tục đi lễ trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với tổ tiên và bậc thánh thần mà họ thành tín. - Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
5.
Tục cưới hỏiTừ xưa, cha mẹ đã có vai trò rất quan trọng trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái.
Sau khi nhờ được người mối lái, tìm được người vừa ý để dựng vợ gả chồng cho con, gia đình hai bên trai gái sẽ quyết định tổ chức hôn lễ cho con.
Người ta thường phải chuẩn bị sáu lễ cho việc cưới hỏi xin, nhưng trên thực tế, phong tục cưới hỏi của người Việt thường thu gọn vào ba lễ: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam rất nhân văn và đặc sắc, dâu con là được xin rước và được chứng kiến của quan viên 2 họ cho thấy sự gắn kết gia đình nhiều thế hệ trong hôn nhân Việt Nam.