tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhPhong tụcPhong tục thờ cúng Thành Hoàng
PHONG TỤC THỜ CÚNG THÀNH HOÀNG
A. NGUỒN GỐC
  1. Sách Việt Nam phong tục chép:
    Xét về cái tục thờ Thần hoàng (hiểu là thần Thành hoàng) này từ trước đời Tam Quốc (Trung Quốc) trở về trước vẫn đã có, nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi. Đến đời nhà Đường, Lý Đức Dụ làm tướng, mới bắt đầu lập miếu Thần hoàng ở Thành Đô; kế đến nhà Tống, nhà Minh, thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ.
    Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành rồi.
    Nhưng cứ xét cái chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn (ngọn núi có tiếng), đại xuyên (sông lớn); triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên (núi sông) ấy để làm chủ tể (người đứng đầu) cho việc ấm tí một phương thôi. Kế sau, triều đình tinh biểu (làm cho thấy rõ công trạng, tiết tháo) những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. Từ đó dân gian lần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình... Dân ta tin rằng: "Đất có Thổ công, sông có Hà bá; cảnh thổ nào phải có Thần hoàng ấy; vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân", vì thế mỗi ngày việc thờ thần một thịnh...
  2. Còn ở trong văn học Việt, theo các nhà nghiên cứu, thì việc thờ Thần hoàng được đề cập lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh:

    Thời Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (năm 822) tên Đô hộ Lý Nguyên Hỷ (hoặc Gia) thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có một dòng nước chảy ngược mà địa thế khả quan, mới tìm khắp, chọn một nơi cao ráo tốt, để có dời phủ lỵ đến đó... Nhân dịp ấy, y mới giết trâu đặt rượu, mời khắp các vị kỳ lão hương thôn đến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương (ý nói đến thần sông Tô Lịch) làm Thành Hoàng. Trên dưới đều đồng lòng... Đến khi Cao Biền đắp thành Đại La, nghe đủ sự linh dị, thì lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân. Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc, phảng phất trước bệ rồng... (Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền khiến quan Thái Chúc (chức quan lo việc cầu đảo phúc lành) đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Dân cư (đến) cầu đảo hay thề nguyền điều chi, thì lập tức họa phúc linh ứng ngay...
B. TÊN GỌI
Thành hoàng (chữ Hán: 城隍) là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên và lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó.

Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành.

Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh...

Vì đặc trưng của Nam Bộ là vùng đất mới khai hoang, nhiều đình làng nên thần chỉ có tên là Bản cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bản cảnh (神隍本境). Theo sách Minh Mạng chính yếu, quyển thứ 12, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì nhà vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thêm thần vị Bản cảnh. Đây là chức vụ mới, lúc trước không phổ biến. Lê Phục Thiện, người dịch sách trên chú giải: Thành hoàng là vị thần coi một khu vực nào. Bản cảnh là cõi đất nơi mình được thờ. Nhà văn Sơn Nam cho biết bởi đây là dạng viên chức được vua ủy quyền trừu tượng, trong rất nhiều trường hợp, không phải là con người lịch sử bằng xương bằng thịt. Do vậy, đa phần không có tượng mà chỉ thờ một chữ "thần" (神) và thường cũng chỉ có mỹ hiệu chung chung là "Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng" (tức rộng rãi, ngay thẳng, tích tụ).
C. THỜ PHỤNG
1. Các thứ hạng
Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.

Phúc Thần có ba hạng:
  • Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Tản viên Sơn thánh, Cao sơn, Quý Minh Đổng thiên vương, Sóc thiên vương, Chử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa... Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: Triệu Quang Phục, Tô Hiến Thành, Trần Hưng Đạo... Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bậc ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần. Cũng có vị là nhân thần nhưng lại không được nhắc tới nhiều trong chính sử mà được nhắc tới nhiều trong dã sử và truyền thuyết như Đức thánh Tam Giang.

  • Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần. Có những trung đẳng thần được thờ rất phổ biến như anh em Cao Lịch, Cao Khiển là tướng nhà Đinh, thuộc tướng của Đinh Điền. Ở các đền thờ vùng Ninh Bình thì Cao Lịch được sắc phong Lịch Lộ Đại vương trung đẳng thần, Cao Khiển được phong Hành Khiển Đại vương trung đẳng thần.

  • Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bậc chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.

2. Các vị thần phổ biến
  • Thần Núi: Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh
  • Thần Sông: Lạc Long Quân, Linh Lang, Đông Hải Đại vương, Tam Giang Đại thánh, Tô Lịch Giang thần, Thủy Bá Đại vương
  • Thần Đất: Hậu Thổ Phu nhân, thần Bản Cảnh
  • Nhân Thần (Người được tôn là Thần): Vua Hùng, Lữ Gia, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn, Đông Hải Đại Vương, Nguyễn Minh Không, Trần Hưng Đạo.
3. Nơi thờ phụng
Khởi đầu đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua... và cũng là nơi để thờ phụng Thành hoàng. Sau đó nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.

Sau này, để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu thờ Thành Hoàng.

4. Vai trò và ý nghĩa
Thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Vai trò trên của thần còn có ý nghĩa hơn nữa, nhất là đối với những cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ hoành hành... Điều đó có nghĩa, thần Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.

Hiểu được nhu cầu tâm linh của người dân, cộng thêm ý muốn tạo lập một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng chính thống của vương triều, để nhằm xóa bỏ dần tầm ảnh hưởng của các triều đại trước; nên dưới thời các vua đầu nhà Nguyễn, cứ ba năm xét ban sắc phong thần một lần. Chỉ riêng năm 1852, có lẽ đoán trước thời nguy khốn của đất nước trước thực dân Pháp, cho nên vua Tự Đức đã sai cấp đồng loạt 13.069 sắc phong cho cả nước (nhiều nhất là ở Nam Bộ), cùng với việc "Quốc điển hóa" sự thờ phụng; cũng chính là để nhanh chóng đạt được mục đích trên.

PHONG TỤC
Xem trang tin
Các nghi lễ trong xây dựng
NGHI LỄ TRONG XÂY DỰNG
Xây nhà được coi là công việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, nên có rất nhiều nghi thức được tiến hành trong quá trình xây dựng cần biết. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của mỗi gia chủ, thời điểm tiến hành,.. Về cơ bản, khi xây dựng sẽ có các nghi lễ sau:
, Lễ động thổ
, Lễ phạt mộc
, Lễ cất nóc
, Lễ nhập trạch (an thổ)
, Lễ động sàng
, Lễ cài sào (lễ hoàn công)
Theo phong tục tập quá, khi tiến hành các lễ nghi đều được gia chủ chọn ngày giờ tốt để thực hiện để những người sống trong căn nhà mới xây được may mắn, khỏe mạnh, gặp điều tốt lành.
1. Lễ động thổ
Thổ công là một vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian của nước ta, vị thần này chịu trách nhiệm cai quản và giám sát, kiểm tra tất cả mọi công việc cai quản một vùng đất. Chính vì thế trong suy nghĩ nhiều người vị thần này rất có uy quyền trong việc trị đất, dẹp trừ các yêu quỷ và những kẻ xấu xa, giúp cho gia chủ có thể yên...
Xem chi tiết
Phong tục truyền thống đặc sắc của Việt Nam
Phong tục thờ cúng tổ tiên
Phong tục thờ cúng tổ nghề
Phong tục thờ cúng Thành Hoàng
Phong tục thờ thổ công
Phong tục thờ thần tài
Phong tục thờ táo quân
Phong tục cưới hỏi
Nghi lễ đầy tháng sinh
Nghi lễ đầy năm sinh
Phong tục trong và sau đám tang
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Phương pháp tính trùng tang
"Trùng tang" - 重喪 là một khái niệm mang tính tâm linh xuất phát từ chiêm nghiệm và lý luận của việc ghi chép thời gian theo hệ Can - Chi. Theo kinh nghiệm ghi chép thời gian theo hệ Can Chi, khi người mất phạm vào "giờ xấu" thì trong gia đình, họ hàng sẽ có người chết tiếp theo (gọi là chết dồn dập) hiện tượng như vậy gọi là Trùng Tang. Như vậy, Trùng Tang về nghĩa cơ bản chỉ là một khái niệm mang tính chất dự báo cũng giống như việc xem bói để biết tương lai, hay nói cách khác đó là một điềm báo rằng trong gia đình hoặc trong họ thời gian gần đây sẽ có người chết tiếp theo, từ đó mà người sống biết đường mà đề phòng hay tìm hướng mà khắc phục.
Trùng tang có 3 loại: Trùng tang Nhất Xa, trùng Tang Nhị Xa và Trùng Tang Tam Xa. Chữ Xa (赊) có nghĩa là xa xôi, ở đây, từ "Xa" ý muốn nói về quan hệ thế hệ (thứ tự) với người đã mất. Như vậy, ý nghĩa của 3 loại Trùng tang sẽ là:
Trùng tang Nhất Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ với người đã chết là cùng 1 thế hệ như anh...
Xem chi tiết
Phương pháp tính hạn sao chiếu mệnh
Phương pháp tính tuổi Kim Lâu
Phương pháp tính hoang ốc
Tính giờ sinh có bị phạm hay không
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com