tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhThuật hóa giảiHóa giải tuổi Kim Lâu
HÓA GIẢI TUỔI KIM LÂU
  1. Tại sao lại gọi là tuổi kim lâu?
  2. Nguồn gốc và cách tính tuổi Kim Lâu
    1. Cơ sở lý luận dựa theo sơ đồ chuyển hóa
    2. Cách tính tuổi Kim Lâu
  3. Cách hóa giải tuổi Kim Lâu
1. Tại sao lại gọi là tuổi kim lâu?
Trước hết ta xét về nguồn gốc của khái niệm "Kim Lâu", ở đây ta sẽ dựa việc phối 12 Địa Chi vào việc ghi chép thời gian và thời tiết để lý giải.
Trong hệ Địa chi được dùng để thiết lập thời gian, thì có DẦN, THÂN, TỴ, HỢI là 4 địa chi được xếp vào thời điểm giao mùa, sự việc cũ mất đi sự việc mới sinh ra. Cụ thể:
  • DẦN - mùa Đông mất đi, mùa Xuân sinh ra
  • TỴ - mùa Xuân mất đi, mùa Hè sinh ra
  • THÂN - mùa Hè mất đi, mùa Thu sinh ra
  • HỢI - mùa Thu mất đi, mùa Xuân sinh ra
Bởi tính chất không ổn định của 4 địa chi trên từ sinh đến hủy và lại sinh, nên thường chỉ sử dụng vào việc có tính chất tương tự như An Táng, Nhập Mộ, Nhập Quan,... còn việc có tính chất sinh ra như cưới hỏi, khai trương hoặc những việc mà e dè sự lặp đi lặp lại (hủy- sinh) thì không nên chọn lựa thời gian có 4 cung vị này, người ta gọi chung là Kim Lâu.
Kim (今) ở đây có tính chất chỉ thời gian có nghĩa là bây giờ, lúc này. Lâu (婁) có 2 nghĩa là yếu đuối và chín nẫu, có nghĩa là quá độ. Như vậy, Kim Lâu là thời điểm quá độ mà chuyển hóa theo thể thức hủy diệt cái cũ, sinh ra cái mới. Hay nói cách khác, "Tuổi Kim Lâu" là tuổi đang ở thời điểm quá độ có sự chuyển hóa hủy diệt cái cũ sinh ra cái mới. Chính vì vậy, những việc có tính chất sinh ra, khai trương,... thì nên tránh khi đang ở tuổi này. Tuy nhiên, nếu nhất thiết phải thực hiện thì vẫn có Phương Pháp Hóa Giải cho Tuổi Kim Lâu.
2. Nguồn gốc và cách tính tuổi Kim Lâu
2.1. Cơ sở lý luận dựa theo sơ đồ chuyển hóa

Thiên Can là một chu kỳ 10 năm, cũng là chu kỳ sinh trưởng của một sự việc:
  • năm đầu thai nghén
  • 3 năm sinh trưởng
  • 2 năm chuyển hóa để quyết định tính chất vượng - suy của sự việc
  • 3 năm tiếp theo là phát triển hay hủy diệt tùy thuộc vào 2 năm chuyển hóa
  • Năm cuối là kết quả của chu kì 10 năm và cũng là khởi đầu cho chu kỳ tiếp theo.
Trong sơ đồ chuyển hóa của Thiên Tiên Bát Quái phối Can Chi Ngũ Hành thì chu kỳ chuyển hóa này luôn đi theo 1 hướng từ quẻ có chỉ số bé đến quẻ có chỉ số lớn, cụ thể chỉ số của các quẻ là:

  • Quẻ Khôn có 3 hào âm.
    Quy đổi theo số học là 0*22 + 0*21 + 0 = 0

  • Quẻ Cấn có 2 hào âm, 1 hào dương.
    Quy đổi theo số học là 0*22 + 0*21 + 1 = 1

  • Quẻ Khảm có 1 hào âm, 1 hào dương, 1 hào âm.
    Quy đổi theo số học là 0*22 + 1*21 + 0 = 2

  • Quẻ Tốn có 1 hào âm, 2 hào dương.
    Quy đổi theo số học là 0*22 + 1*21 + 1 = 3

  • Quẻ Chấn có 1 hào dương, 2 hào âm.
    Quy đổi theo số học là 1*22 + 0*21 + 0 = 4

  • Quẻ Ly có 1 hào dương, 1 hào âm, 1 hào dương.
    Quy đổi theo số học là 1*22 + 0*21 + 1 = 5

  • Quẻ Đoài có 2 hào dương, 1 hào âm.
    Quy đổi theo số học là 1*22 + 1*21 + 0 = 6

  • Quẻ Càn có 3 hào dương.
    Quy đổi theo số học là 1*22 + 1*21 + 1 = 7
Áp dụng theo quy luật biến hóa của Thiên Tiên Bát Quái gồm bát tự (8 chữ - 8 quẻ), khi phối với Can Chi Ngũ Hành thì hết 4 giai đoạn đầu, sẽ nhường chỗ cho giai đoạn "Thiên Địa Chuyển Hóa" hay còn gọi là "Lưỡng Nghi Chuyển Hóa" để quyết định Vượng Suy cho 4 giai đoạn tiếp theo. Như vậy ta có con số ước hóa là:
  • Giai đoạn Thai Nghén và sinh trưởng: 0: Khôn; 1: Cấn, 2: khảm, 3: Tốn
  • Giai đoạn Thiên Địa Chuyển Hóa: 4 và 5; giai đoạn này tùy vào năm sinh hay năm thực hiện công việc mà định ra được địa chi tương ứng, từ đó suy ra được thuộc quẻ nào (vấn đề này được thể hiện trong bài viết khác).
  • Giai đoạn Kết quả và chuyển tiếp: 6: Chấn; 7: Ly; 8: Đoài; 9: Càn
2.2. Cách tính tuổi Kim Lâu
Tuổi của mỗi người cũng xuất phát từ 0, tức là thời kỳ thai nghén, khi bắt đầu sinh ra được tính là 1, đến hết chu kỳ là 9 tuổi và bắt đầu cho một chu kỳ mới từ tuổi thứ 10. Như vậy, giai đoạn của phát triển là số được tính từ sô tuổi chia lấy phần dư cho 10, được bao nhiêu áp với sơ đồ để tính ra cung gì, có chi nào ngự. Nếu chi đó thuộc DẦN, THÂN, TỴ, HỢI thì giai đoạn đó là Kim Lâu. Hay nói cách khác là nhìn vào số lẻ của số tuổi ta có chỉ số của giai đoạn.
Như vậy, theo các chuyển hóa trên thì tuổi của một người được tính cả tuổi sinh (hay còn gọi là tuổi mụ), và chúng ta không quan tâm sự chuyển hóa của "Thiên địa chuyển hóa", mà chỉ quan tâm đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển có thuộc vào thời điểm Kim Lâu hay không.
Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh năm 1980, năm 2020 có tuổi là 40+1=41 tuổi; vậy là số 1 là số lẻ của 41; ứng với quẻ Cấn; thuộc cung hướng Tây Bắc có HỢI án ngự, nên thời điểm của tuổi này là Kim Lâu.
Từ cơ sở trên, ta có các tuổi sinh lẻ "1 3 6 8" là tuổi thuộc Kim Lâu. Dân gian cũng có câu:

Kim Lâu Lục Bát Nhất Tam
Khai trương, cưới gả, rõ ràng nên kiêng
Tuy nhiên, khi đã nắm bắt được quy luật thì ta có thể hóa giải được.
3. Cách hóa giải tuổi Kim Lâu
Như ta đã biết, tuổi Kim Lâu là tuổi ở thời kỳ quá độ có tính chất "diệt" rồi "sinh". Như vậy, ta có thể hóa giải bằng cách chủ động "diệt" và sau đó chủ động "sinh" để cho giai đoạn tiếp theo có thể sinh trưởng, chuyển hóa và phát triển theo cái "sinh" chủ động.


Ví dụ 1: Cưới xin mà vào tuổi Kim Lâu, thì có thể hóa giải bằng cách:
Nếu ở giai đoạn phát triển, tức là đã qua giai đoạn "Thiên địa chuyển hóa" thì việc hóa giải có phần đơn giản hơn, có thể tiến hành như sau:
Ăn hỏi riêng, sau đó cô dâu về nhà chồng làm lễ gia tiên tại nhà thờ họ, nếu không có nhà thờ họ thì làm lễ gia tiên tại nhà. Sau đó, ngủ lại nhà chồng 01 đêm, hôm sau tự về nhà gái tổ chức tiếp rước đón dâu.

Nếu ở giai đoạn sinh trưởng, tức chưa qua giai đoạn "Thiên Địa Chuyển Hóa" thì việc hóa giải sẽ phức tạp hơn, có thể tiến hành như sau:
  • Bước 1: Tổ chức cưới xin bình thường theo nghi lễ địa phương.
  • Bước 2: Sau khi về làm dâu được một thời gian, nên chủ động tự về nhà mẹ đẻ (có thể sẽ nảy sinh mâu thuẫn mà dẫn đến điều này thì gọi là thụ động). Người chồng nên biết và thông cảm, chủ động và mời gọi vợ về, sau đó làm lễ tại nhà để kết thúc một chu kỳ "Thiên địa chuyển hóa" và cũng là hóa giải Kim Lâu.
Hoặc để an toàn hơn thì tiến hành cả 2 bước ở giai đoạn phát triên (cách hóa giải kim lâu ở giai đoạn phát triển)


Ví dụ 2: Khai trương vào tuổi Kim Lâu, thì có thể hóa giải bằng cách: Sau khi khai trương một thời gian thì bán cho người khác đứng tên, sau đó một thời gian thì mua lại. Các thủ tục này theo quy tắc dân gian là làm có âm phần chứng giám và vào ngày đẹp phù hợp với giao dịch mua bán.
THUẬT HÓA GIẢI
Xem trang tin
Hóa giải tuổi Kim Lâu
, Tại sao lại gọi là tuổi kim lâu?
, Nguồn gốc và cách tính tuổi Kim Lâu
, Cơ sở lý luận dựa theo sơ đồ chuyển hóa
, Cách tính tuổi Kim Lâu
, Cách hóa giải tuổi Kim Lâu
1. Tại sao lại gọi là tuổi kim lâu?
Trước hết ta xét về nguồn gốc của khái niệm "Kim Lâu", ở đây ta sẽ dựa việc phối 12 Địa Chi vào việc ghi chép thời gian và thời tiết để lý giải.
Trong hệ Địa chi được dùng để thiết lập thời gian, thì có DẦN, THÂN, TỴ, HỢI là 4 địa chi được xếp vào thời điểm giao mùa, sự việc cũ mất đi sự việc mới sinh ra. Cụ thể:
DẦN - mùa Đông mất đi, mùa Xuân sinh ra
TỴ - mùa Xuân mất đi, mùa Hè sinh ra
THÂN - mùa Hè mất đi, mùa Thu sinh ra
HỢI - mùa Thu mất đi, mùa Xuân sinh ra
Bởi tính chất không ổn định của 4 địa chi trên từ sinh đến hủy và lại sinh, nên thường chỉ sử dụng vào việc có tính chất tương tự như An Táng, Nhập Mộ, Nhập Quan,... còn việc có tính chất sinh ra như cưới hỏi, khai trương hoặc những việc mà e dè sự lặp đi lặp lại (hủy- sinh) thì không nên chọn lựa thời gian...
Xem chi tiết
Những nguyên tắc hóa giải điềm xấu
Hóa giải sao chiếu mệnh
Hóa giải phạm giờ sinh
Hóa giải phạm Trùng Tang
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Tính giờ sinh có bị phạm hay không
Trong tử vi số học, việc xác định giờ sinh của người là bước đầu để xác định mệnh số, nhất là khi xem lá số cho tiểu nhi, xác định xem có phạm các giờ kỵ trong khi sinh hay không:
, Giờ Kim Xà Thiết Tỏa: (金 蛇 設 鎖) - là giờ đại kỵ khi sinh. Khi sinh phạm giờ này, trẻ thường hay đau ốm, mệnh sống có thể mong manh và khó giữ được qua 1 vòng địa chi, tức là khó 13 tuổi.
, Giờ Quan Sát: (觀 察) - Sinh phạm giờ này, trẻ con hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh, thông thường có chức năng gan không ổn định, số lớn dễ bị mắc bệnh viêm gan khi có dịch truyền nhiễm bệnh này.
, Giờ Diêm Vương: (閻 王) - Sinh phạm giờ này, trẻ con thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, như bị một ám ảnh nào đó trong tâm trí mà đứa trẻ.
, Giờ Tướng Quân: (將 軍) - Sinh phạm giờ này, trẻ hay bị bệnh, đặc biệt là ghẻ lở và thần kinh không quân bình, thể hiện bằng tính khóc hoài không nín, khóc rất dai. Tuy...
Xem chi tiết
Phương pháp tính hạn sao chiếu mệnh
Phương pháp tính tuổi Kim Lâu
Phương pháp tính trùng tang
Phương pháp tính hoang ốc
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com