tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Sổ taySổ tay tâm linhDanh từ sử dụng trong âm lịch
DANH TỪ SỬ DỤNG TRONG ÂM LỊCH
Các năm được đặt tên theo chu kỳ của 10 Thiên Can và chu kỳ của 12 Địa Chi. Mỗi năm được đặt tên theo cặp của một can và một chi gọi là Can Chi (干支 gānzhī). Thiên Can phối hợp với Âm Dương và Ngũ hành. Chu kỳ 10 năm của Can bắt đầu từ can Giáp những năm tận cùng bằng 4 như 1984, 1994, 2004 v.v., còn đối với năm trước công nguyên là 7. Địa Chi liên kết với 12 con vật tượng trưng. Chu kỳ 12 năm bắt đầu bằng chi Tý (Tí) với những năm chia cho 12 còn dư 4 như 1984, 1996 v.v. hay trong phép chia cho 12 còn dư 9 nếu là năm trước Công nguyên như 9 TCN (Nhâm Tý), 21 TCN (Canh Tý), v.v. (lưu ý là không có năm 0, sau ngày 31 tháng 12 năm 1 TCN (năm Canh Thân) là ngày 1 tháng 1 năm 1 (năm Tân Dậu)).

Chu kỳ 60 năm tạo thành bởi tổ hợp của hai chu kỳ được biết như là "chu kỳ Giáp Tý" (甲子 jiǎzǐ). Nó không phải là 120 vì hai chu kỳ này quay vòng tuần hoàn độc lập với nhau. Do vậy không thể có những tổ hợp như Giáp Sửu chẳng hạn. Gọi là chu kỳ Giáp Tý vì năm đầu tiên của chu kỳ 60 năm là năm Giáp Tý.

Chu kỳ 60 năm là không đủ cho các tham chiếu lịch sử. Trong thời kỳ phong kiến, niên hiệu (tên kỷ nguyên của một ông vua) được đặt trước tên của năm để phân biệt. Ví dụ: Khang Hi Nhâm Dần (康熙壬寅), hay năm 1662, là năm Nhâm Dần (壬寅) đầu tiên trong thời gian trị vì của hoàng đế Khang Hi (康熙). Khang Hi cũng là trường hợp duy nhất trong lịch sử Trung Quốc trị vì trên 60 năm, cho nên năm Khang Hi Nhâm Dần vừa là năm 1662 khi Khang Hi lên ngôi, vừa là năm 1722 khi ông băng hà. Sử dụng niên hiệu của vua là tiềm ẩn sự thừa nhận tính hợp pháp của vị vua đó, là rất quan trọng về chính trị trong trường hợp kế vị đầy tranh cãi hay nổi loạn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn cho các nhà sử học Trung Quốc trong việc cho rằng triều đại nào là hợp pháp hơn khi nói về các thời kỳ sớm hơn, khi mà Trung Quốc bị chia sẻ.

Các tháng, ngày và giờ cũng có thể được biểu thị bằng Can Chi, mặc dù chúng nói chung được biểu diễn chủ yếu theo các số đếm Trung Hoa. Cùng với nó, bốn cặp Can-Chi tạo ra bát tự (八字 bāzì) được sử dụng trong chiêm tinh học Trung Quốc.

Có sự phân biệt giữa năm tính theo Mặt Trời và năm tính theo Mặt Trăng trong lịch Trung Quốc do nó là một loại âm dương lịch. Năm dựa theo Mặt Trăng (年 nián = niên) là từ một Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Đán tiếp theo. Năm dựa theo Mặt Trời (歲 suì = tuế) có thể là chu kỳ giữa một Lập xuân và Lập xuân tiếp theo hay chu kỳ giữa hai Đông chí (xem phần tiết khí). Năm dựa theo Mặt Trăng được sử dụng để tính ngày, trong khi năm dựa theo Mặt Trời (đặc biệt là năm giữa hai Đông chí) để tính tháng.
Mười hai chi
Mười hai con vật đại diện cho mười hai địa chi theo trật tự là chuột, bò (Việt Nam: trâu), hổ, thỏ (Việt Nam: mèo), rồng, rắn, ngựa, cừu (hay dê), khỉ, gà, chó và lợn (bắc Việt Nam: heo là cách gọi lợn của miền nam).

Truyền thuyết giải thích trật tự được phân chia cho các con vật. Cả 12 con vật đánh lẫn nhau để tranh giành quyền đứng trước trong chu kỳ các năm của lịch, vì thế Ngọc Hoàng phải tổ chức một cuộc thi để xác định trật tự. Mọi con vật xếp hàng ngang trên bờ sông và phải tìm cách sang bờ sông bên kia. Trật tự trong lịch của chúng sẽ là trật tự khi chúng sang đến bên kia bờ sông. Mèo thì tự hỏi bằng cách nào có thể sang bờ sông bên kia khi mà nó rất sợ nước. Cũng trong thời gian ấy, bò tự hỏi bằng cách nào nó có thể sang đến bờ bên kia với thị lực kém. Con chuột láu lỉnh đề nghị là nó và mèo sẽ ngồi trên lưng bò và hướng dẫn cho nó qua sông. Bò đồng ý và làm việc cật lực mà không để ý đến những sự kiện trên lưng nó. Trong khi ấy, chuột lẻn ra đằng sau mèo và đẩy nó xuống nước. Khi bò đến gần bờ, chuột nhảy lên phía trước và kết thúc cuộc dua ở vị trí thứ nhất. Con lợn lười biếng sang đến bờ bên kia ở vị trí thứ mười hai. Vì thế chuột được đặt tên cho năm đầu tiên, bò ở vị trí thứ hai và lợn ở vị trí thứ 12 trong chu kỳ. Mèo vào đến bờ quá muộn, không còn chỗ cho nó trong lịch và nó thề rằng sẽ là kẻ thù truyền kiếp của chuột.
Tiết khí
Các tháng trong lịch Trung Quốc tuân theo các chu kỳ của Mặt Trăng. Lịch nông nghiệp dựa theo Mặt Trời với 24 điểm gọi là tiết khí (節氣). Chúng là các điểm đánh dấu các thay đổi bốn mùa để hỗ trợ nông dân quyết định khi nào trồng trọt hay thu hoạch mùa màng, trong khi âm lịch vì nguyên nhân trên là không đáng tin cậy để theo dõi. Thuật ngữ "tiết khí" thông thường được gọi là các "điểm thời tiết". Vì việc tính toán dựa theo Mặt Trời, các tiết khí rơi vào xấp xỉ cùng một ngày trong mọi năm dương lịch chẳng hạn như lịch Gregory, nhưng nó không tạo ra quy luật rõ ràng trong lịch Trung Quốc do quy tắc tính tháng nhuận của nó. Tiết khí được công bố hàng năm trong niên lịch cho nông dân. Tết Nguyên Đán thông thường là ngày sóc gần với Lập xuân. Cụ thể về tiết khí xem bài Tiết khí.
Lễ hội chính
Mỗi năm theo lịch Trung Quốc có 9 lễ hội chính, 7 trong số đó xác định theo âm-dương lịch, 2 lễ hội còn lại có nguồn gốc từ lịch nông nghiệp (nông lịch) dựa theo Mặt Trời. (Lưu ý rằng nông dân thực tế sử dụng lịch Mặt Trời (dương lịch), và nó có 24 tiết khí để xác định khi nào thì cần gieo trồng ngũ cốc vì các đặc điểm thời tiết, khí hậu khi tính theo âm dương lịch truyền thống không chính xác. Tuy nhiên, lịch truyền thống cũng được biết đến như là nông lịch.)

Hai lễ hội đặc biệt đó là Tết Thanh Minh và lễ hội Đông chí, trùng với hai tiết khí tương ứng là Thanh minh và Đông chí, lễ hội đầu tiên diễn ra khi kinh độ của Trái Đất trên quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời là 15 độ, lễ hội sau ở vị trí 270 độ. Để tính toán âm lịch thì múi giờ được sử dụng là UTC+ 8.

Chi tiết lễ hội chính vui lòng xem tại đây
Lịch Việt Nam
Việt Nam là đất nước gần Trung Quốc và có lịch sử gắn liền với các cuộc đô hộ và giao lưu văn hóa, cho nên lịch Việt Nam có ảnh hưởng từ Lịch Trung Quốc.
  • Hoàng đạo Trung Hoa gồm 12 Địa Chi (con vật), được sử dụng để tính giờ và năm;
  • Mười Thiên Can, được tổ hợp cùng với 12 Địa Chi để tạo ra chu kỳ 60 năm;
  • Hai mươi tư điểm đổi hướng thời tiết (節氣 절기 jeolgi) trong mỗi năm, cách nhau khoảng 15 ngày;
  • Các tháng Mặt Trăng (tháng âm lịch).
Cùng với sự phát triển của Phương Tây, Lịch Việt Nam hình thành âm - dương Lịch được sử dụng thống nhất trên toàn quốc.
Lịch truyền thống này hiện thường nay được sử dụng để tính toán các lễ hội truyền thống, để đánh dấu ngày tháng sinh bởi những người cao tuổi, xem ngày tốt xấu dùng vào các việc lớn như một nét văn hóa riền cả dân tộc Việt,...
SỔ TAY TÂM LINH
Xem trang tin
Đương niên hành khiển
Trong vũ trụ có sao Mộc (木星 Mộc tinh) mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế (太歲), 12 năm quanh hết một vòng mặt trời. Hàng năm đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, ứng với 12 cung từ Tý đến Hợi. Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu…. Do đó còn gọi là sao năm hay sao Thái Tuế và được tôn là vị “Hành khiển thập nhị chi Thần” (行遣十二之神).
Người xưa, với quan niệm phong phú về thần linh đã không coi đơn giản đó là một ngôi sao mà là một vị thần linh. Từ đó, ta có 12 vị thần hành khiển (quan văn), hành binh (quan võ) gọi là thập nhị Đại vương hành khiển và tin rằng đó là những người thay mặt Ngọc Hoàng trông coi mọi việc trên thế gian luân phiên mỗi năm một vị theo chu kỳ của 12 con giáp.
Các vị đại vương này còn gọi là đương niên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong cả năm, xem xét mọi việc tốt xấu của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Thượng...
Xem chi tiết
Biểu đối tiền tào quan
Thánh cai bản mệnh
Cách xưng hô theo hán việt
Ngũ hành năm sinh - Bảng nạp âm
Phương pháp chọn giờ tốt
Lịch sử hình thành âm dương lịch
Quy tắc tính lịch âm
Danh từ sử dụng trong âm lịch
Phương pháp chọn ngày tốt
Ngày lễ - tết truyền thống Việt Nam
Danh sách lễ hội ở Việt Nam
Phương pháp tính ngày giờ Hoàng Đạo
Phương pháp tính Trực và Sao trong ngày
Tra bảng tiết khí trong năm
Danh ngôn Hán ngữ thông dụng
Phương pháp đổi lịch dương sang lịch âm
Phương pháp tính Đẩu Cát Tinh - Sao Tốt
Phương pháp tính Đẩu Hung Tinh - Sao xấu
Phương pháp tính thiên can và địa chi
Cách tính ngày Hỷ Thần, Tài Thần và Hạc Thần
Ngũ hành tương sinh tương khắc
Can Chi tương xung và tương hợp
Phương pháp đổi Can chi sang ngũ hành
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Phương pháp tính hạn sao chiếu mệnh
Cửu Diệu tinh quân (chữ Hán: 九曜星君) là chín vị thần trông coi 9 thiên thể chuyển động trên bầu trời theo quan điểm của Đạo Giáo.
, Sao Thái Dương: Thái Dương tinh quân (太阳星君, trông coi Mặt Trời )
, Sao Thái Âm: Thái Âm tinh quân (太阴星君, trông coi Mặt Trăng)
, Sao Thái Bạch: Thái Bạch tinh quân (太白星君, trông coi Thái Bạch)
, Sao Mộc Đức: Mộc Đức tinh quân (木德星君, trông coi Sao Mộc)
, Sao Thủy Diệu: Thủy Đức tinh quân (水德星君, trông coi Sao Thủy)
, Sao Hỏa Đức: Hỏa Đức tinh quân (火德星君, trông coi Sao Hỏa)
, Sao Thổ Đức: Thổ Đức tinh quân (土德星君, trông coi Sao Thổ)
, Sao La Hầu: La Hầu tinh quân (罗喉星君, trông coi thực tinh La Hầu)
, Sao Kế Đô: Kế Đô tinh quân (计都星君, trông coi thực tinh Kế Đô)
Trừ 7 vì sao đầu là có thực, 2 vì sao La Hầu và Kế Đô là những vì sao tưởng tượng, chỉ tồn tại trong thần thoại.
Thực ra khái niệm Cửu Diệu bắt nguồn từ khái niệm Ngũ Đức tinh quân trong văn hóa Đạo giáo, kết hợp với khái niệm Navagraha trong văn hóa Ấn giáo.
Trong kinh điển Phật giáo từng...
Xem chi tiết
Phương pháp tính tuổi Kim Lâu
Tính giờ sinh có bị phạm hay không
Phương pháp tính trùng tang
Phương pháp tính hoang ốc
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com