tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Sổ taySổ tay tâm linhCách tính ngày Hỷ Thần, Tài Thần và Hạc Thần
CÁCH TÍNH NGÀY HỶ THẦN, TÀI THẦN VÀ HẠC THẦN
A. Hỷ thần:
Vận hành qua 5 hướng ngược chiều kim đồng hồ, theo thứ tự:
Ngày hàng Can:
1. Ngày Giáp và 6. Ngày Kỷ: Hướng Đông bắc
2. Ngày Ất và 7. Ngày Canh: Hướng Tây Bắc
3. Ngày Bính và 8. Ngày Tân: Hướng Tây Nam
4. Ngày Đinh và 9. Ngày Nhâm: Hướng chính Nam
5. Ngày Mậu và 10. Ngày Quý: Hướng Đông Nam
B. Tài Thần:
Vận hành theo ngày hàng Can theo 7 hướng (trừ Đông bắc)
1. Ngày Giáp và 2. Ngày Ất: Hướng Đông Nam
3. Ngày Bính và 4. Ngày Đinh: Hướng Đông
5. Ngày Mậu: Hướng Bắc 6. Ngày Kỷ: Hướng Nam
7. Ngày Canh và 8. Ngày Tân: Hướng Tây Nam
9. Ngày Nhâm: Hướng Tây 10: Ngày Quý: Hướng Tây Bắc.
C. Hạc Thần:
Ông này là thần Ác, đi đâu phải tránh gặp phải ông ấy. Nhưng trong 60 ngày can chi đã có 16 ngày ông bận việc trên trời, còn 44 ngày ông đi tuần du khắp 8 hướng, mỗi hướng 5 hoặc 6 ngày liên tục chuyển sang hướng khác thuận chiều kim đồng hồ, theo trình tự như sau:
Nếu tính Giáp Tý là số 4....Canh Thân là 60 thì quy luật vận hành của Hạc Thần như sau:
Từ ngày Quý Tỵ (33) đến ngày Mậu Thân (48): Ở trên trời (khỏi lo).
Ngày Kỷ Dậu (49) Canh Tuất (50) Tân Hợi (51) Nhâm Tý (52) Quý Sửu (53) Giáp Dần (54): 6 ngày hướng đông bắc.
Ngày Ất Mão (55) Bính Thìn (56) Đinh Tỵ (57) Mậu Ngọ (58) Kỷ Mùi (59): 5 ngày hướng Đông
Ngày Canh Thân (60) Tân Dậu (01) Nhâm Tuất (02) Quý Hợi (03) Giáp Tý (04) Ất Sửu (05): 6 ngày hướng đông nam
Ngày Bính Dần (06) Đinh Mão (07) Mậu Thìn (08) Kỷ Tỵ (09) Canh Ngọ (10): 5 ngày hướng nam.
Ngày Tân Mùi (11) Nhâm Thân (12) Quý Dậu (13) Giáp Tuất (14) Ất Hợi (15) Bính Tý (16): 6 ngày hướng tây nam
Ngày Đinh Sửu (17) Mậu Dần (18) Kỷ Mão (19) Canh Thìn (20) Tân Tỵ (21): 5 ngày hướng tây
Ngày Nhâm Ngọ (22) Quý Mùi (23) Giáp Thân (24) Ất Dậu (25) Bính Tuất (26) Đinh Hợi (27): 6 ngày hướng tây bắc
Ngày Mậu Tý (28) Kỷ Sửu (29) Canh Dần (30) Tân Mão (31) Nhâm Thìn (32): 5 ngày hướng bắc
Chú ý: Chỉ trong 44 ngày Hạc Thần ở 8 hướng đã có 12 ngày cùng hướng với Hỷ Thần hoặc Tài Thần, vừa thần tốt vừa thần xấu cùng 1 ngày, cùng 1 hướng chẳng biết chọn ra sao?
- Thai thần (thần xấu) hay Thái Nhất, Thái Ất đều chỉ phương vị, nhưng xét theo tính chất và quy luật vận hành cũng tương tự nên chúng tôi lược bỏ không ghi - Bát cẩm trạch cũng là thuật chọn hướng, nhưng không dính dáng đến thuật chọn ngày, chúng tôi lược bớt ko ghi vào đây.
SỔ TAY TÂM LINH
Xem trang tin
Ngũ hành năm sinh - Bảng nạp âm
Lục thập hoa giáp được biên ghi từ việc ghép 10 thìên Can va 12 Địa Chi theo nguyên tắc Can Dương thì ghép với Chi Dương, Can Âm thì ghép với Chi Âm được gọi là niên hoa giáp. Niên hoa giáp được sử dụng vào việc ghi chép, đánh dấu ngày giờ.
Khi Can va Chi phối hợp với nhau thì một thứ ngũ hành mới phát sinh gọi là ngũ Hành Nạp Âm, Thiên can có đủ ngũ hành Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc, Địa chi được chia là 6 hành khi kết hợp sẽ có được 30 bộ Ngũ hành Nạp âm.
Để giải thích phương pháp tìm ra hành ghi trên bảng đó, cổ nhân có giải thích như sau: Khí Kim sinh tụ phương Khôn, tức là cung Thân trên thiên bàn, đi sang Nam thành Hoả, qua Đông thành Mộc rồi trở về Bắc thành Thủy, rồi hoá Thổ về Trung Ương. Hành khí trên được sinh ra do sự phối hợp giữa Âm và Dương (có nghĩa là hai có chung một hành, Dương ghi trước, Âm ghi sau) và theo nguyên tắc Âm Mẫu, Dương Cha phối hợp cách bát sinh tử (con), nghĩa là sau tám năm thì có một hành mới được sinh ra theo qui tắc sinh ra như đã đề cập ở trên.
Ví...
Xem chi tiết
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Phương pháp tính trùng tang
"Trùng tang" - 重喪 là một khái niệm mang tính tâm linh xuất phát từ chiêm nghiệm và lý luận của việc ghi chép thời gian theo hệ Can - Chi. Theo kinh nghiệm ghi chép thời gian theo hệ Can Chi, khi người mất phạm vào "giờ xấu" thì trong gia đình, họ hàng sẽ có người chết tiếp theo (gọi là chết dồn dập) hiện tượng như vậy gọi là Trùng Tang. Như vậy, Trùng Tang về nghĩa cơ bản chỉ là một khái niệm mang tính chất dự báo cũng giống như việc xem bói để biết tương lai, hay nói cách khác đó là một điềm báo rằng trong gia đình hoặc trong họ thời gian gần đây sẽ có người chết tiếp theo, từ đó mà người sống biết đường mà đề phòng hay tìm hướng mà khắc phục.
Trùng tang có 3 loại: Trùng tang Nhất Xa, trùng Tang Nhị Xa và Trùng Tang Tam Xa. Chữ Xa (赊) có nghĩa là xa xôi, ở đây, từ "Xa" ý muốn nói về quan hệ thế hệ (thứ tự) với người đã mất. Như vậy, ý nghĩa của 3 loại Trùng tang sẽ là:
Trùng tang Nhất Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ với người đã chết là cùng 1 thế hệ như anh...
Xem chi tiết