tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhTín ngưỡngĐội lệnh Nhà Trần
ĐỘI LỆNH NHÀ TRẦN
Nhà Trần không có khái niệm mở Phủ, người có mệnh số thuộc Nhà Trần hoặc mệnh số gia tiên tiến chỉ cung mệnh phụng Nhà Trần là những người thuộc mệnh Tam phủ tiên thánh, thông thường thuộc mệnh phù thủy, luyện âm binh. Tuy nhiên, những người như vậy có chọn hay không là quyết định của người được mệnh đó hoặc họ chỉ đội lệnh phụng thờ không quá đi sâu vào phép luyện phù thủy hoặc họ chỉ xin đội lệnh và tiến lễ định kỳ tới công đồng Trần Triều để xin nhẹ mệnh...
Hơn nữa, Đương thời Nhà Trần không có thiện cảm với tục thờ Mẫu, nhất là Hầu đồng cho nên trong tục thờ Trần Triều cổ không có khái niệm Hầu đồng mà chỉ có khái niệm Hầu Thánh, Thỉnh Thánh.
Đội lệnh Nhà Trần là gì?
Như đã nói ở trên, những người thuộc mệnh thờ Nhà Trần phải phải được tiến lễ "Đội lệnh Trần Triều" (đội bát nhang Nhà Trần) tại phủ điện thờ Trần Triều. Khi tiến lễ xin lệnh thờ nhà Trần, chủ lễ phải mời pháp sư thảo sắc để vào trong 1000 vàng đại thiếc. Đạo trưởng hầu chư vị đức ông về lấy tay đập nát 1000 vàng ra lấy sắc, pháp sư tuyên đọc sau đó Ngài phê sắc, đặt tên đền điện, đóng dấu cất ấn.


Khi mới được cấp ấn, phê sắc thờ nhà Trần, Đạo nhân chưa được phép hầu, có chăng chỉ là thỉnh các Thánh chứng Đạo Nhân (giờ người ta hay gọi là Tráng Bóng). Sau khi trình sắc lệnh, Đạo nhân tiến lễ tạ hoặc hầu tạ, khi đó mới được phép hầu Vương Cô Đệ nhị Đại Hoàng. Sau lễ tạ hoàn thành, Đạo nhân mới được phép hầu các Đức Thánh Ông nhưng không được phép hầu Đức Đại Vương.

Nhà Trần không phải một phủ vì vậy không có lễ nghi "Mở phủ Nhà Trần". Ngoài ra, Nhà Trần không có khái niệm nợ mã, trả mã mà tất cả chỉ là hình thức tiến cúng vàng mã.



TÍN NGƯỠNG
Xem trang tin
Sơ lược tín ngưỡng Đạo giáo
Đạo giáo (道教) hay gọi là Tiên Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của đất nước này. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Ngoài ra, Đạo giáo còn có các tên gọi khác là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia, Tiên Giáo.
Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lý này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng của Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước lân cận như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản.
Sự khác biệt giữa Đạo giáo triết học và Đạo giáo tôn giáo - được dùng ở đây vì những nguyên nhân thực tiễn - có thể được hiểu...
Xem chi tiết
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
Tín ngưỡng Đạo giáo thần tiên
Tính triết lý cơ bản của Đạo giáo
Sơ lược về Nho giáo
Triết lý cơ bản của Nho giáo
Sơ lược tín ngưỡng thờ Trần triều
Đội lệnh Nhà Trần
Quy tắc hầu Thánh Trần triều
Sơ lược tín ngưỡng thờ Mẫu
Nguồn gốc Tam - Tứ Phủ
Nghi lễ trình Đồng mở Phủ
Nghi lễ Hầu Đồng
Tôn nhang bản mệnh
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com