tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhPhong tụcCác nghi lễ trong xây dựng
CÁC NGHI LỄ TRONG XÂY DỰNG
NGHI LỄ TRONG XÂY DỰNG
Xây nhà được coi là công việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, nên có rất nhiều nghi thức được tiến hành trong quá trình xây dựng cần biết. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của mỗi gia chủ, thời điểm tiến hành,.. Về cơ bản, khi xây dựng sẽ có các nghi lễ sau:
  1. Lễ động thổ
  2. Lễ phạt mộc
  3. Lễ cất nóc
  4. Lễ nhập trạch (an thổ)
  5. Lễ động sàng
  6. Lễ cài sào (lễ hoàn công)
Theo phong tục tập quá, khi tiến hành các lễ nghi đều được gia chủ chọn ngày giờ tốt để thực hiện để những người sống trong căn nhà mới xây được may mắn, khỏe mạnh, gặp điều tốt lành.
1. Lễ động thổ
Thổ công là một vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian của nước ta, vị thần này chịu trách nhiệm cai quản và giám sát, kiểm tra tất cả mọi công việc cai quản một vùng đất. Chính vì thế trong suy nghĩ nhiều người vị thần này rất có uy quyền trong việc trị đất, dẹp trừ các yêu quỷ và những kẻ xấu xa, giúp cho gia chủ có thể yên tâm làm ăn, buôn bán và đảm bảo sức khỏe của mình cũng như mọi thành viên trong nhà.

Lễ cúng thổ công là một nghi lễ rất đặc biệt, đây được coi như sự báo cáo về quá trình khởi công một ngôi nhà, cầu cho mọi việc đều thuận lợi, không để xảy ra sai sót nào và mong sự phù hộ, độ trì của vị quan thổ công. Tín ngưỡng này đã theo dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ và trở thành nét đẹp tinh thần đặc trưng của dân tộc ta, với nhiễu ý nghĩa đặc biệt là cầu mong sự bình an, thoải mái và mọi điều tốt lành.



Đây là nghi lễ đầu tiên khi bắt đầu tiến hành việc xây dựng nhà ở, trước khi cất móng xây nhà. Nghi lễ này được xem như là một sự trình báo với quan thổ công, thổ địa khu vực đó về sự thay đổi và câu mong mọi sự bình an và tốt lành trong quá trình xây dựng nhà ở. CÙng với đó gia chủ cũng tiến lễ báo cáo tổ tiên biết là gia chủ sắp xây dựng nhà, cầu quá trình xây nhà được thuận lợi suôn sẻ.

Xem thêm văn khấn động thổ
2. Lễ phạt mộc
Nghi lễ phạt mộc có từ rất lâu đời, phạt mộc thường diễn ra đầu tiên, trước khi nhà thẩu (thợ chủ) thực hiện xây dựng một căn nhà gỗ. Nghi lễ này được thực hiện tại xưởng thi công ngôi nhà. Đây là nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Với ước muốn cầu mong sự may mắn, thuận lợi và suôn sẻ suốt trong quá trình làm nhà.



Như vậy nghi lễ Phạt Mộc cũng tương tự như lễ cúng thổ công nhưng điều khác biệt duy nhất đó chính là nghi lễ được chính nhà thầu xây dựng tiến hành. Ý nghĩa của hành động này chính là báo cáo với tổ nghề để cầu mong mọi việc sẽ được tiến hành suôn sẻ.
3. Lễ cất nóc
Là nghi lễ bắt buộc khi xây nhà, hay các công trình lớn được chủ đầu tư rất xem trọng. Nhằm muốn công trình nhiều xây cất thuận lợi và gia chủ sinh sống trong ngôi nhà đó gặp nhiều điều tốt lành. Lễ cất nóc còn gọi là lễ Thượng Lương là ngày gác thanh giữa của nóc nhà (nếu là mái dốc có kèo).



Theo phong tục dân gian, thường gia chủ chọn mời một người già phúc hậu, đông con nhiều cháu, làm ăn khá giả được chọn để đặt nóc của gian chính giữa. Nếu tới ngày tốt đã chọn mà nhà làm chưa xong thì người ta làm hai cái nạng để nâng đoạn cái nóc của gian giữa lên. Đoạn cái nóc này phải để nguyên cho đến khi cất nhà thì đặt vào vị trí của nó. Trong khi làm lễ, cái nóc được buộc hai cành lá thiên tuế và mấy vuông vải điều hay vóc đại hồng có hình bát quái.

Ngày nay, việc cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái (với nhà mái bằng, mái dốc).


4. Lễ nhập trạch (an thổ)
Lễ nhập trạch (an thổ) là nghi lễ báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và cảm ơn thân linh và gia tiên đã phù hộ trong suốt quá trình làm nhà.
Theo quan niệm nhân gian, thì nghi thức nhập trạch gồm:
  1. Treo hay đặt ban thờ
  2. Chuyển bát hương và đồ thờ: chủ nhà tay bê bát hương thờ Thổ công đặt lên ban thờ
  3. Chuyển giường chiếu
  4. Chuyển gạo, muối, nồi, siêu và vật dụng cơ bản của nhà bếp
  5. Chuyển ấm, chén, nước, dụng cụ quét dọn nhà


Sau khi chuyển xong, gia chủ chuẩn bị lễ nghi và làm lễ báo cáo thổ công và gia tiên về việc nhập trạch và xin phép thổ công, cầu mong cho nhân vật bình an khi sống trong nhà mới.

Xem thêm văn khấn nhập trạch
5. Lễ động sàng
Lễ dọn vào nhà mới. Lễ này xin thổ công cho phép chủ nhân kê gia cụ đồ đạc vào nhà mới. Lễ này thường diễn ra khi gia đình làm lễ nhập trạch trước khi hoàn thành công trình. Bởi khi làm lễ nhập trạch rồi, các hạng mục nhỏ lẽ vẫn còn được tiến hành. Sau khi hoàn thành nên thực hiện nghi lễ động sàng để cầu cho những người sau này sống trong nhà mới được mạnh khẻo, làm ăn phát đạt.
6. Lễ cài sào (lễ hoàn công)
Lễ mừng nhà đã hoàn tất được tổ chức để cúng gia tiên và thổ thần. Giữa buổi lễ, chủ nhân phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất và cũng dễ kiểm tra, bảo vệ nhất. Chủ nhà tổ chức ăn uống linh đình, mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường giúp tiền, mừng câu đối, pháo, v.v... Nghi lễ này tương tự như ăn tân gia ngày nay.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT
Lễ cúng thường dùng
Lễ cúng thường sử dụng gồm có:
  • Một bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
  • Một con gà.
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • Một đĩa muối
  • Một bát gạo, Một bát nước.
  • Rượu trắng.
  • Bao thuốc, lạng chè.
  • Một đinh vàng hoa.
  • Năm lễ vàng tiền.
  • Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau đã têm)
  • Năm quả tròn (ngũ quả: 5 loại trái cây).
  • Chín bông hoa hồng đỏ.
  • 1 đĩa muối gạo,
  • 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước (khi làm lễ nhập trạch)
Quy trình thực hiện
• Khi động thổ: Nếu gia chủ là người trong năm vì lý do nào đó mà không trực tiếp đứng ra động thổ xây dựng và làm nhà, thì có thể mượn tuổi, trong văn khấn hoặc sớ tâu, cần phải nêu rõ nguyên do (do tuổi kỵ hay do bệnh tật,...) không trực tiếp động thổ xây cất được.
xem cụ thể trong văn khấn động thổ

• Khi nhập trạch: Người được gia chủ mượn tuổi hoặc nếu là tuổi của chính gia chủ làm thủ tục dâng hương , khấn thành lời bàn giao cho chủ nhà. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch. Đây là thủ tục mua nhà trả lại vía mệnh cho người được mượn tuổi làm nhà. Thủ tục này nên diễn ra vào lễ hoàn công (lễ cài sào).

• Sau khi làm lễ động thổ, trình với Thổ thần xin được động thổ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên (theo quan niệm nhân dan nên bổ 5 nhát quốc) và sau đó đội thợ thi công sẽ tiến hành phần việc của mình.
PHONG TỤC
Xem trang tin
Phong tục thờ cúng tổ tiên
Phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Hiếu Tử là tục lệ thờ cúng những người đã khuất, đặc biệt là tổ tiên, ông bà, bố mẹ,... của nhiều dân tộc Châu Á.
Đối với Người Việt, hình thành phát triển đa sắc thái tín ngưỡng hỗn dung, phong tục thờ cúng tổ tiên có nhiều đặc sắc riêng, nhiều quy ước truyền lại để đời nối đời thực hiện hình thành một phong tục dung hòa của nhiều nét tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo, đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam là đạo Hiếu tử bày tỏ thành kính đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ và người đã khuất nói chung.
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ hằng năm vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch. Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày...
Xem chi tiết
Phong tục truyền thống đặc sắc của Việt Nam
Phong tục thờ cúng tổ nghề
Phong tục thờ cúng Thành Hoàng
Phong tục thờ thổ công
Phong tục thờ thần tài
Phong tục thờ táo quân
Phong tục cưới hỏi
Nghi lễ đầy tháng sinh
Nghi lễ đầy năm sinh
Các nghi lễ trong xây dựng
Phong tục trong và sau đám tang
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Phương pháp tính trùng tang
"Trùng tang" - 重喪 là một khái niệm mang tính tâm linh xuất phát từ chiêm nghiệm và lý luận của việc ghi chép thời gian theo hệ Can - Chi. Theo kinh nghiệm ghi chép thời gian theo hệ Can Chi, khi người mất phạm vào "giờ xấu" thì trong gia đình, họ hàng sẽ có người chết tiếp theo (gọi là chết dồn dập) hiện tượng như vậy gọi là Trùng Tang. Như vậy, Trùng Tang về nghĩa cơ bản chỉ là một khái niệm mang tính chất dự báo cũng giống như việc xem bói để biết tương lai, hay nói cách khác đó là một điềm báo rằng trong gia đình hoặc trong họ thời gian gần đây sẽ có người chết tiếp theo, từ đó mà người sống biết đường mà đề phòng hay tìm hướng mà khắc phục.
Trùng tang có 3 loại: Trùng tang Nhất Xa, trùng Tang Nhị Xa và Trùng Tang Tam Xa. Chữ Xa (赊) có nghĩa là xa xôi, ở đây, từ "Xa" ý muốn nói về quan hệ thế hệ (thứ tự) với người đã mất. Như vậy, ý nghĩa của 3 loại Trùng tang sẽ là:
Trùng tang Nhất Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ với người đã chết là cùng 1 thế hệ như anh...
Xem chi tiết
Phương pháp tính hạn sao chiếu mệnh
Phương pháp tính tuổi Kim Lâu
Phương pháp tính hoang ốc
Tính giờ sinh có bị phạm hay không
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com