tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Sổ tayLời cổ nhânNhững câu nói kinh điển của cổ nhân
NHỮNG CÂU NÓI KINH ĐIỂN CỦA CỔ NHÂN
Người xưa có câu: “Không nghe lời người già, chịu thiệt ở trước mắt”.
Người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm và từng trải, nên đối với thế giới này họ cũng nhận thức sâu sắc và thấu tỏ hơn.

“Người xưa nói” là một ‘tác phẩm’ kinh điển bất thành văn, là kinh nghiệm sống được truyền miệng qua nhiều đời, là trí tuệ xử thế lưu truyền từ thiên cổ, được kế thừa qua nhiều thế hệ, nó được đúc kết từ cuộc sống đời đời kiếp kiếp của tổ tiên.

“Người xưa nói” mặc dù không dùng từ ngữ trau chuốt, hoa lệ, lời nói hùng hồn, nhưng được ví như những viên ngọc đã được mài giũa trong vỏ sò, trong biến đổi lớn lao của cuộc sống, nó phát tán ánh sáng chói lọi, rạng rỡ khắp nơi.

“Người xưa nói” trải qua nhiều năm tìm tòi, đó là triết lý cuộc sống có từ rất sớm, sớm đọc thì sớm được lợi. Dưới đây là những câu nói của người xưa, sẽ mang lại ích lợi không nhỏ cho bất kỳ ai đọc nó!
Tài do đức dưỡng, trí tùy tâm sinh
Người muốn kiếm tiểu tài thì dựa vào sức, kiếm đại tài thì lại phải dựa vào đức. Người mà đức không nhiều, tâm không thiện thì chẳng thể có được đại tài.

Cổ nhân có câu: “Hậu đức tải vật”, chỉ một người có đức đủ lớn mới có thể dung chứa được vạn vật. Muốn kiếm tiền, muốn phát tài thì trước tiên tu dưỡng tâm tính bản thân. Một người chỉ khi có đủ đầy đức hạnh thì mới có được tài phú tròn đầy.

Trên đời không có việc gì khó, khó là khó ở lòng người, có tâm ắt có hành động, có yêu ắt có phó xuất, có mơ ước ắt có hy vọng. Con người nhẫn nại bao nhiêu thì có được sức chịu đựng bấy nhiêu, có định lực bấy nhiêu, mấu chốt cũng lại là ở chỗ dụng tâm. Tâm chân thành, trời kính đất nể, người tương thân mọi việc thuận dòng.
Thà nghèo mệnh, chứ không nên nghèo tướng
‘Tướng nghèo’ ở đây được hiểu là người không rộng rãi, không phóng khoáng. Trái lại, người có ‘tướng giàu’ thì dù sinh ra trong cảnh cơ hàn vẫn rất hào sảng. Muốn biết một người tướng nghèo hay là tướng giàu thì phải xem khí chất của họ.

Xuất thân từ nghèo khó không đáng ngại, nhưng nếu vì nghèo khó mà làm mất đi ý chí, mất lòng tự trọng cùng sự rộng lượng, lòng dạ trở nên ích kỷ, hẹp hòi thì mới đáng sợ. Người nghèo tướng thì dù có tiền bạc đầy nhà cũng bị người đời chán ghét, bạn bè xa lánh.

Còn người nghèo mệnh thì có thể thông qua sự tu dưỡng bản thân, nỗ lực làm việc, hành thiện tích đức mà dần bồi đắp để cải biến vận mệnh của mình.
Trong lòng có ân, trong mệnh có phúc
Sống trên thế gian, quan trọng là phải có một tấm lòng biết ơn, nhận được ơn của người phải khắc ghi trong lòng. Một người hiểu được cảm ân, chính là người lương thiện, tất nhiên sẽ được trời đất chứng minh mà bồi đắp hạnh phúc vuông tròn.

Một người hiểu được biết ơn, có thể dễ dàng đạt được hạnh phúc và sự thỏa mãn. Luôn ghi nhớ cái tốt người khác thì mỗi ngày mới có được ánh nắng mặt trời, có bằng hữu làm bạn, cả đời đều hạnh phúc, thăng hoa. Trái lại, luôn ghi nhớ cái không tốt của người khác, chỉ làm khổ chính mình.

Lúc thành công, có nhiều lý do để cảm ơn; lúc thất bại hoặc gặp hoàn cảnh bất hạnh, càng phải biết cảm ơn cuộc sống.
Đừng ngủ sẽ không trách giường bị nghiêng
Chuyện trong thiên hạ chia làm ba loại: Chuyện của trời, chuyện của người khác, chuyện của chính mình. Không nên đem chuyện của mình đổ cho ông trời, hoặc là đổ cho người khác.

Nếu như vấn đề được xác định là ở chính mình, thì cũng đừng nên tìm lý do để thoái thác. Thật ra, có rất nhiều vấn đề đều do mình nghĩ ra, làm ra; chỉ cần thay đổi chính mình, thay đổi tâm trí của mình, tất cả các yếu tố bên ngoài, bao gồm con người, tình cảnh, sự vật đều theo tâm mình mà chuyển đổi, thay đổi theo nó.
Sống còn làm, chết mới buông
Sống một ngày phải cố gắng một ngày, cố gắng đến ngày nhắm mắt xuôi tay, mới xem là chấm dứt. Câu nói này của người xưa nghe có chút bi quan, thật ra nó ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa.

Cuộc sống thật ra rất đơn giản, công việc gì cần làm thì nên làm, đói bụng thì phải ăn, cũng như mặt trời mọc rồi lại lặn, thời gian cứ thế trôi qua. Cuộc sống chính là từng ngày trôi qua như thế.

Cuộc sống cũng lại rất phức tạp, ân ân, oán oán muôn đời luôn tồn tại. Người nghĩ thông thì coi là dư vị thế nhân, người bế tắc thì đất trời rung chuyển, tất cả đều do tâm người lựa chọn. Sống thì chỉ có dựa vào trí huệ và sự lao động của chính mình, có như vậy mới ung dung tự tại.
Lưỡi vì lợi mà hại thân, miệng là cửa của họa phúc
Người có tu dưỡng thì nghe nhiều nói ít, lúc cần nói thì mở miệng đôi câu, khi không cần thì không nên loạn ngữ. Người có học không nói chuyện bừa bãi, chỉ có những người ít học lại yêu thích hư danh, phù phiếm thì mới thích ăn nói ba hoa, tranh luận lớn tiếng.

Lão Tử có câu: “Đại trí nhược ngu”, người càng thông minh thì càng có vẻ ngoài khờ khạo ngốc nghếch, người càng khéo léo lại càng như người vụng về thô lỗ. Người thực sự có bản sự và tài năng thì những lúc bình thường lại luôn có vẻ như chẳng chút tích sự gì, còn người dốt nát lại luôn muốn thể hiện hơn người.

Vậy nên bất luận làm việc gì thì cũng cần phải phải chú ý miệng lưỡi của mình, trăm cái họa, ngàn cái nạn cũng đều khởi nguồn từ cái miệng.
Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát
Đừng để cho tiền tài phá hủy tình nghĩa. Vẫn biết người trong giang hồ, thân bất do kỷ, ở đời thì người ở đâu thì có tranh chấp lợi ích, có thị phi ở đó. Tuy nhiên tình cảm, nhân cách mới làm nên được mối chân tình, chứ tiền bạc thì nay còn mai mất, chẳng thể làm nên tình cảm, có chăng cũng chỉ là thứ tình cảm như bọt nước phù vân.
Nước đầy chai không tiếng, nước nửa chai kêu vang
“Thà ngậm miệng lại, khiến người khác hoài nghi là bạn nông cạn, không nên mở miệng để chứng minh sự nông cạn của mình”. Đây là câu danh ngôn đáng mọi người khắc ghi.

Một người càng khoe khoang cái gì, thường họ sẽ thiếu sót cái đó. Ví như người không có học thì lại thích khoe tài trí, người không tiền lại tỏ vẻ làm sang. Biết nói chuyện chỉ là một loại năng lực, nhưng biết im lặng lại là thể hiện trí tuệ.
Tâm rộng một tấc, được lợi ba phân
Tấm lòng rộng rãi thì đường đi rộng mở, bụng dạ hẹp hòi thì đường đi sẽ chật hẹp. Phàm làm người đối nhân xử thế mà có thể khoan dung độ lượng sẽ khiến trên có người nhường, dưới có kẻ kính. Giữa dòng đời bôn ba, gặp việc, đối nhân nếu chúng ta có thể nhẫn thì hãy nhẫn, có thể nhường thì hãy nhường. Có câu: “Nhẫn một bước sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”.

Học cách thích nghi với người khác, đừng mong người khác thích nghi với mình, đối đãi với người ta thân mật, người ta cũng sẽ đối đãi thân mật với mình. Người biết trợ giúp người khác cũng sẽ được người khác tương trợ.
LỜI CỔ NHÂN
Xem trang tin
Những câu nói kinh điển của cổ nhân
Người xưa có câu: “Không nghe lời người già, chịu thiệt ở trước mắt”.
Người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm và từng trải, nên đối với thế giới này họ cũng nhận thức sâu sắc và thấu tỏ hơn.
“Người xưa nói” là một ‘tác phẩm’ kinh điển bất thành văn, là kinh nghiệm sống được truyền miệng qua nhiều đời, là trí tuệ xử thế lưu truyền từ thiên cổ, được kế thừa qua nhiều thế hệ, nó được đúc kết từ cuộc sống đời đời kiếp kiếp của tổ tiên.
“Người xưa nói” mặc dù không dùng từ ngữ trau chuốt, hoa lệ, lời nói hùng hồn, nhưng được ví như những viên ngọc đã được mài giũa trong vỏ sò, trong biến đổi lớn lao của cuộc sống, nó phát tán ánh sáng chói lọi, rạng rỡ khắp nơi.
“Người xưa nói” trải qua nhiều năm tìm tòi, đó là triết lý cuộc sống có từ rất sớm, sớm đọc thì sớm được lợi. Dưới đây là những câu nói của người xưa, sẽ mang lại ích lợi không nhỏ cho bất kỳ ai đọc nó!
Tài do đức dưỡng, trí tùy tâm sinh
Người muốn kiếm tiểu tài thì dựa vào sức, kiếm đại tài thì lại phải dựa vào đức. Người...
Xem chi tiết
THUẬT CHỌN NGƯỜI
Xem trang tin
Bài học quản trị của Tào Tháo
Tào Tháo là nhà chính trị quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tuy người đời thường lấy tên ông để mô tả cho sự dối trá, vô liêm sỉ, bất nhân, bất nghĩa nhưng không thể phủ nhận tài năng của con người này. Những bài học về quản trị của Tào Tháo dưới thời Tam Quốc vẫn còn áp dụng được đến ngày nay.
1. Kẻ làm việc lớn, trước tiên là phải dám làm chứ không phải ngồi khóc lóc
Đổng Trác vào kinh đô Lạc Dương, bắt ép thiên tử, điều khiển triều đình, gây họa bách tính, trong ngoài triều không ai không nghiến răng căm giận. Vương Doãn bí mật họp các quan viên kể tội Đổng Trác, ai nấy nghe Vương Doãn nói xong đều khóc lóc thương cảm, duy có Tào Tháo cười lớn, rồi xin mượn Thất Tinh đao một mình đi hành thích Đổng Trác.
2. Nắm giữ vị trí trung tâm, chiếm thế thượng phong, càng ở chức cao càng cần khôn khéo, biết điểm dừng, không vượt quá, đó mới là lãnh đạo giỏi
Đổng Trác lập Hán Hiến Đế lên ngôi, ép thiên tử mà làm loạn triều chính, hung tàn bạo ngược, cuối...
Xem chi tiết
Cách Dùng người của cổ nhân
Xem người và chọn người
Nhìn người của Khổng Tử
Phương pháp "nhìn người" của cổ nhân
Kiểm tra xung hợp giữa 2 người
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com