tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhTín ngưỡngQuy tắc hầu Thánh Trần triều
QUY TẮC HẦU THÁNH TRẦN TRIỀU
Đương thời Nhà Trần không có thiện cảm với tục thờ Mẫu, nhất là Hầu đồng cho nên trong tục Hầu Thánh Trần Triều tại các phủ đền thờ tín ngưỡng Trần Triều như Kiếp Bạc thì các Đạo nhân chỉ hầu các Thánh nhà Trần, không hầu đồng Tứ phủ tại đây. Nếu có, tổ chức hầu tại nơi khác ngoài Thần Điện thờ Công đồng Trần Triều, ở kiếp bạc thường hay hầu bên Nam Tào, Bắc đẩu, ở nơi khác thường hay hầu ngoài hoặc cung không thuộc công đồng Trần Triều.
Ngoài ra, Thực tế đây là một tín ngưỡng khác với tín ngưỡng thờ Mẫu, nên có các quy tắc riêng mà các Đạo nhân cần phải biết để tránh mang hệ lụy về sau.

Một số quy tắc hầu Thánh nhà Trần
  1. Đạo nhân mới tiến lễ Đội lệnh nhà Trần mà chưa hoàn thành việc tạ lễ thì chỉ hầu cô đệ nhị Đại Hoàng và các giá khác, chưa được hầu các thánh chính cung Công Đồng: Đức Đại Vương, Đức Thánh Ông, Lục Bộ Thánh Ông: nói cách đơn giản là Đạo nhân mới, đạo hạnh còn chưa đủ lớn để tiếp nhận mệnh lệnh nặng nề trừ ma diệt yêu thì chưa được hầu các ngài.
  2. Sau khi lễ tạ (thường là 3 năm) Đạo nhân được phép hầu các Đức Thánh Ông và các Thánh Trần Triều khác, nhưng không được hầu Đức Đại Vương
  3. Khi thỉnh thánh Trần Triều về làm việc chứng lễ, ban phúc tài mà không làm việc Trừ tà sát quỷ thì không lên đai thượng, không lấy dấu mặn, không hầu xiên lình: Hiểu đơn giản là các phép đó là dùng để thiết oai với ma quỷ nên không cần dùng vào việc chứng lễ, ban phúc tài.
  4. Hầu nhà Trần đều đi cờ kiếm gọi là cờ kiếm lệnh vua ban “đánh đông dẹp bắc cho an nước nhà”. Chỉ có mình Đức ông phò mã là Điện tiền tướng quân, tức tướng tiên phong, Ngài mới đi chấp kích hoặc đao.
  5. Hầu đức Đại vương: Chỉ thủ nhang đội lệnh nhà Trần (giờ mọi người hiểu là có căn của ngài) từ năm thứ 3 trở đi mới được hầu ngài. Hầu Đức Đại Vương tuyệt nhiên không lên đai thượng, không xiên lình, không lấy dấu mặn.
    Ngài không múa long đao hay đi cờ kiếm từ hè trở đi: Tương truyền, sau khi ngài chém đầu Bá Linh (Phạm Nhan) dẹp yên ngoại xâm, ngày thả thanh kiếm thần xuống sông Lục đầu vào một ngày dạo thuyền vào khoảng mùa hè, vì vậy vào hè trở đi ngài không đi cờ kiếm và múa long đao.
  6. Lên đai thượng: Một số quan niệm cho rằng, chỉ có Đức Ông Đệ Tam mới được lên đai thượng, vì giống như gông xiềng bị oan của Đức Ông Đệ Tam vì câu nói "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ" khi trả lời câu di ngôn của ông nội (Đức An Sinh Vương Trần Liễu) với Đức Đại Vương Trần Hưng Đạo "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được?", Đức Đại vương cho rằng Đức Ông Đệ Tam là "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra", bèn nổi giận lôi đình, đày ra cửa bể Suất ti tuần thuộc phủ Hải Ninh, lộ An Bang.
    Có lẽ nếu hiểu theo ý này về một Thánh Nhân thì chưa được thỏa đáng, Hơn nữa, sau này ông lập rất nhiều chiến công hiển hách được truy tặng thái úy. Điều này chứng tỏ việc oan khuất kia chỉ là một điền tích, có lẽ hiểu việc lên đai thượng theo cách sau thì hợp lý hơn: Khi lên đai thượng, thì mặt của Người Hầu Thánh sẽ đỏ lên thành mặt hổ phù là để thể hiện sự uy linh, oai vệ của một võ thánh (vì quan niệm võ thánh có mặt đỏ). Vì vậy, Việc lên đai thượng không chỉ sử dụng khi hầu Đức Ông Đệ Tam mà, khi hầu tứ vị vương tử (Tứ vị Đức Ông) đều lên đai thượng, xiên lình.
  7. Lục bộ Trần Triều: là Lục bộ Đức Ông, Lục Bộ Thánh Tướng, các Ngài là gia thần của Đức Ông Đại Vương. Khi Hầu lục bộ Trần Triều các ngài ngự về bắt tà ma, đi trên than đỏ, ngậm lưỡi cày nung đỏ.
    Đức Ông Phạm Ngũ Lão (Đức Ông Phò Mã) - ngài được mệnh danh là tiền tướng quân nhà Trần, nên khi hầu Đức Ông Phò Mã thì Ngài mới đi chấp kích hoặc đao.
  8. Nhị vị Vương Cô: Cô Đệ Nhất Khâm Từ Hoàng Hậu Quyên Thanh là sau này đi tu, nên rất ít khi ngự hầu, cũng ít người thỉnh hầu Thánh Cô đệ Nhất. Vương cô đệ nhị Đại Hoàng công chúa thì các Đạo nhân hầu thường xuyên thỉnh ngài về ngự.
Một thời gian dài, Hầu nhà Trần được hầu như hầu đồng trong tứ phủ, cho nên có nhiều sự thay đổi về lối hầu cũng như quy tắc hầu nhà ngài. Trước đây lối hầu xiên lình, đi trên lửa, ngậm lưỡi cày nung đỏ, xẻ lưỡi lấy dấu mặn là thường xuyên sủ dụng trong lối hầu nhà Trần để trừ ma diệt yêu phù bùa chú, giờ đây có phần thất lạc nhiều. Tuy nhiên, ngày nay lối hầu Trần Triều đang có xu hướng tách ra khỏi lối hầu Tứ Phủ để đi theo đúng quy tắc của lối hầu Trần Triều. Hy vọng các Đạo nhân gìn giữ các quy tắc thờ phụng cũng như quy tắc hầu nhà ngài để giữ gì bản sắc riêng của từng lối tín ngưỡng riêng biệt làm tăng thêm tính phong phú tín ngưỡng dân tộc Việt Nam.
TÍN NGƯỠNG
Xem trang tin
Sơ lược về Nho giáo
Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
Ở Việt Nam, Nho giáo được du nhập vào từ đầu công nguyên không phải là Nho nguyên thủy, mà là Hán Nho và Tống Nho trong sự phát triển đồng hành, tác động qua lại với Phật giáo và Đạo giáo và phải trải qua một thời gian khá dài mới bén rễ được vào đời sống chính trị và tinh thần của xã hội. Nho giáo thịnh hành nhất vào thời Lê sơ, với nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền. Nho Giáo ở Việt Nam để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch...
Xem chi tiết
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
Tín ngưỡng Đạo giáo thần tiên
Sơ lược tín ngưỡng Đạo giáo
Tính triết lý cơ bản của Đạo giáo
Triết lý cơ bản của Nho giáo
Sơ lược tín ngưỡng thờ Trần triều
Đội lệnh Nhà Trần
Quy tắc hầu Thánh Trần triều
Sơ lược tín ngưỡng thờ Mẫu
Nguồn gốc Tam - Tứ Phủ
Nghi lễ trình Đồng mở Phủ
Nghi lễ Hầu Đồng
Tôn nhang bản mệnh
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com