Phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Hiếu Tử là tục lệ thờ cúng những người đã khuất, đặc biệt là tổ tiên, ông bà, bố mẹ,... của nhiều dân tộc Châu Á.
Đối với Người Việt, hình thành phát triển đa sắc thái tín ngưỡng hỗn dung, phong tục thờ cúng tổ tiên có nhiều đặc sắc riêng, nhiều quy ước truyền lại để đời nối đời thực hiện hình thành một phong tục dung hòa của nhiều nét tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo, đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam là đạo Hiếu tử bày tỏ thành kính đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ và người đã khuất nói chung.
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ hằng năm vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch. Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một, ngày rằm, và các dịp lễ Tết khác trong một năm (như Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập...).
Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử... người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cầu tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.
Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.
CÁCH BÀI TRÍ BAN THỜ GIA TIÊN
1. Khu án gian
Khu án gian hay còn gọi là nơi bài trí ban thờ tổ tiên và bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu).
Theo điều kiện chung của từng gia đình, ban thờ sẽ được bài trí theo cách khác nhau:
Án gian có Cuốn thư câu đối: Đây là một khu vực trang trọng thờ tổ tiên có đủ không gian để bài trí theo lối cổ: Thượng Thư, Lưỡng đối, Trung Ban Tự
Nghĩa là: Phía trên treo Cuốn Thư, hai bên treo câu đối, ở chính giữa gian thì bài trí Bàn thờ.
Án gian thờ cơ bản: Là lối thờ phổ biến của người Việt và phù hợp với hầu hết gia đình. Là một ban thờ đủ trang trọng, cao tầm ngực (có ý nghĩa riêng về phần kính ngưỡng thờ phụng) rộng và dài theo nhu cầu của từng gia đình.
Ban thờ treo cao: Một số gia đình không có điều kiện về không gian thờ cúng, cũng có thể thành tâm lựa chọn ban thờ trang trọng đủ rộng để treo cao mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, phong thủy và trang trọng.
2. Cách bài trí bàn thờ
Trên bàn thờ thì bày biện đồ thờ cúng (gọi là bộ tam sự) như: bát hương, chân đèn (chỗ thắp nến), bài vị hay hình ảnh người quá cố.
Ngoài ra, khi cúng cần cắm hoa, dâng quả và chén nước trắng (gọi là thanh thủy) nên trên ban thờ thường cũng chuẩn bị sẵn lọ hoa, chén dâng nước, mâm ngũ quả (hay đĩa dâng hoa quả).
Tùy theo từng điều kiện của gia đình mà số lượng đồ thờ cũng khác nhau, sau đây Linh Thông giới thiệu một cách bài trí ban thời tương đối đầy đủ, dựa vào đó các gia chủ có thể thêm, bớt những đồ thờ mà bài trí sao cho thẩm mỹ và trang trọng.
Cách bài trí ban thờ như sau:
Chiều ban thờ làm 3 khu vực theo chiều dọc hướng nhìn vào: hai phần bên (gọi lưỡng biên) là phần để trang trí, dâng đồ cúng, phần chính giữa là phần bài trí phần thờ.
a. Lớp trong cùng: có thể sử dụng 1 trong đồ thờ sau để trang trí thùy theo mỗi gia đình (cũng có thể có tất cả hoặc không có):
- Khám thờ hoặc ngai thờ, bên trong khám (hoặc trên ngai) đặt thần chủ
- Hoặc Có thể thay thế bằng bộ lư hương và đỉnh hạc
- Hoặc có thể thay thể bằng tranh thờ
- Hoặc có thể trang trí bằng các đồ thờ trên hoặc bỏ qua lớn này (tùy theo gia đình).
b. Lớp thứ hai: Đài lô nhang là lớp phải có của bàn thờ. Có thể sử dụng đế tam cấp để tạo đài dâng lô nhang theo cấp thờ phụng. Thông thường trên ban thờ có 3 lô nhang:
- Lô nhang thờ thần: thường là lô nhang thờ thổ công, sơn thần gọi chung là thổ thần
- Lô nhang thờ gia tiên: là lô nhang thờ chung người đã khuất lâu năm (từ mãn tang trở đi) với quan niệm là thờ gia tiên của dòng họ, ông bà, cha mẹ, cụ kỵ,... mãnh tổ (còn tổ cô không phụng trong lô nhang này)
- Lô nhang thờ tổ cô: Là lô nhang thờ chung các bà cô, hay những người đã mất là nữ nhân của dòng họ khi mất mà chưa xuất giá
c. Lớp ngoài cùng: Đây là nơi dâng đồ lễ gồm: Đĩa quả dân (mâm ngũ quả), các đài dâng
3. Cúng lễ tổ tiên
Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc - Vọng (Mồng Một, ngày Rằm) hàng tháng, ngày lễ, Tết, giỗ hoặc nhà có công to việc lớn bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã, ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn (thường là mâm cơm canh cúng dường) và lễ cúng thổ thần.
- Lễ cúng thổ thần thường có xôi thịt hoặc gà,...
- Lễ cúng gia tiên thường có mâm cơm canh như cuộc sống hàng ngày
Mỗi lô nhang nên thắp 01 nén hương (trường hợp thờ 01 lô nhang thì thắp 03 nén là đủ), khi thắp hương thì thắp cây hương thẳng đứng và ở giữa lô nhang (nếu nhiều quá có thể cắm bên rìa của com chân nhang trên lô nhang).
Sau khi dâng nhang, chủ lễ chắp tay vái 03 vái, ý nghĩa của 03 vái là:
- Nhất vái Thượng thiên (vái lạy thần trên trời)
- Nhị vái địa tiên (vái thổ thần)
- Tam vái tổ tiên
Và cùng với đó, gia chủ có thể khấn xin với thần linh và gia tiên điều mình mong ước (và đừng quên nguyện cầu cho chư vong linh sớm siêu thoát).
Xem bài văn khấn tại đâySau khi hết một tuần hương (1 lần thắp hương gọi là 1 tuần hương) thì có thể xin hạ lễ.
Phần tiền vàng, mã biếu tổ tiên thì dùng lửa để hóa. Trong khi và sau khi hóa mã và tiền vàng, không nên rải nước hoặc rượu lên.
Phần thực lễ dùng để con cháu thụ lộc (hưởng lộc) với quan niệm là xin phước lộc của tổ tiên để được mạnh khỏe và tài lộc.