tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhPhong tụcNghi lễ đầy tháng sinh
NGHI LỄ ĐẦY THÁNG SINH
Lễ đầy tháng, hay còn gọi là lễ tròn tháng, theo quan niệm dân gian Việt Nam, đứa trẻ được vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày đầy tháng, thường các gia đình làm lễ cúng đầy tháng và làm cỗ mời họ hàng khách khứa để mừng cho cháu bé đã qua thời trứng nước, đồng thời cũng là thời điểm mẹ của cháu bé (sản phụ) kết thúc giai đoạn kiêng khem ở cữ.

Những tín ngưỡng dân gian ngày xưa quy ước đàn bà ở cữ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc với người khác. Do đó ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình với nội-ngoại, họ hàng, lối xóm về một đứa cháu nhưng ít ai nhìn thấy từ lúc sinh ra (cả mẹ và con) như là chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở.
Nghi lễ đầy tháng
Lễ cúng đầy tháng là một trong những lễ cúng Mụ tương tự các nghi lễ cúng tạ các bà Mụ vào ngày đầy cữ (3 ngày sau sinh), đầy tuổi tôi (3 tháng 10 ngày sau sinh), thôi nôi (1 năm sau sinh), xuất phát từ hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ mẫu. Việc tổ chức lễ đầy tháng nhằm tạ ơn các Mụ bà không chỉ nặn ra đứa trẻ, mà còn phù trợ cho "mẹ tròn con vuông".
12 Bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:
  1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sanh)
  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
  4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)
  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
  7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
  8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)


Trong ngày đầy tháng, ngoài việc chuẩn bị món ăn thức uống dùng để chiêu đãi khách mời, gia chủ còn chuẩn bị mâm lễ vật cung kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cúng kính 3 Đức ông gồm con vịt chéo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo.
Ngoài ra, gia chủ cũng chuẩn bị các đồ lễ cúng Thổ thần và tổ tiên để cáo vu và cúng tạ tiên linh về sự có mặt của cháu bé và nguyện ước phù hộ cho bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Xem thêm văn khấn lễ đầy tháng/thôi nôi
Nghi lễ đặt tên cho bé
Sau khi thắp nhang khấn cúng lễ đầy tháng xong sẽ đến nghi thức đặt tên. Người cúng sẽ khấn với tổ tiên một tên họ đầy đủ của bé mà cha mẹ và gia đình đã chọn sẵn, sau đó gieo 2 đồng tiền lên đĩa. Nếu một đồng tiền úp, một đồng tiền ngửa nghĩa là cái tên ba mẹ xin đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu hai đồng tiền đều úp hoặc đều ngửa có nghĩa là tên của con không được tổ tiên chấp nhận, lúc này người cúng cần gieo lại quẻ. Nếu sau ba lần gieo quẻ đều thất bại thì cha mẹ sẽ phải chọn tên khác cho bé.

Kết thúc lễ cúng đầy tháng, mọi người trong gia đình, họ hàng sẽ cùng nhau ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn đồng thời lì xì cho bé trai để hoàn tất tiệc đầy tháng.

Ngoài ra, một số nơi còn có nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay giữa bàn hoặc nằm trong nôi bên cạnh bàn cúng. Người cúng rót trà và thắp hương để xin phép bắt miếng bằng cách bồng đứa trẻ trên một tay, tay kia cầm một nhánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé đồng thời nói những lời tốt đẹp như sau:
  • Mở miệng ra cho có bông, có hoa
  • Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ
  • Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
  • Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến
PHONG TỤC
Xem trang tin
Phong tục thờ thổ công
Thổ công (土公), còn được gọi là thổ địa (土地), thổ địa công (土地公), ông địa hay thổ thần (土神) hoặc xã thần (社神), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất, địa điểm.
Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
Riêng người Việt thì coi Ông Địa như một vị thần hể hả, bình dân, mập mạp, bụng phệ. Ông Địa ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười hể hả. Vị thần này dễ tính nên khấn vái không...
Xem chi tiết
Phong tục truyền thống đặc sắc của Việt Nam
Phong tục thờ cúng tổ tiên
Phong tục thờ cúng tổ nghề
Phong tục thờ cúng Thành Hoàng
Phong tục thờ thần tài
Phong tục thờ táo quân
Phong tục cưới hỏi
Nghi lễ đầy tháng sinh
Nghi lễ đầy năm sinh
Các nghi lễ trong xây dựng
Phong tục trong và sau đám tang
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Phương pháp tính trùng tang
"Trùng tang" - 重喪 là một khái niệm mang tính tâm linh xuất phát từ chiêm nghiệm và lý luận của việc ghi chép thời gian theo hệ Can - Chi. Theo kinh nghiệm ghi chép thời gian theo hệ Can Chi, khi người mất phạm vào "giờ xấu" thì trong gia đình, họ hàng sẽ có người chết tiếp theo (gọi là chết dồn dập) hiện tượng như vậy gọi là Trùng Tang. Như vậy, Trùng Tang về nghĩa cơ bản chỉ là một khái niệm mang tính chất dự báo cũng giống như việc xem bói để biết tương lai, hay nói cách khác đó là một điềm báo rằng trong gia đình hoặc trong họ thời gian gần đây sẽ có người chết tiếp theo, từ đó mà người sống biết đường mà đề phòng hay tìm hướng mà khắc phục.
Trùng tang có 3 loại: Trùng tang Nhất Xa, trùng Tang Nhị Xa và Trùng Tang Tam Xa. Chữ Xa (赊) có nghĩa là xa xôi, ở đây, từ "Xa" ý muốn nói về quan hệ thế hệ (thứ tự) với người đã mất. Như vậy, ý nghĩa của 3 loại Trùng tang sẽ là:
Trùng tang Nhất Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ với người đã chết là cùng 1 thế hệ như anh...
Xem chi tiết
Phương pháp tính hạn sao chiếu mệnh
Phương pháp tính tuổi Kim Lâu
Phương pháp tính hoang ốc
Tính giờ sinh có bị phạm hay không
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com