tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhTín ngưỡngNghi lễ Hầu Đồng
NGHI LỄ HẦU ĐỒNG
1. Nghi lễ trước khi Hầu Đồng
Trước khi thực hiện nghi lễ Hầu Đồng, Người đứng giá Hầu Đồng (trong bài viết này gọi là Thanh Đồng) sẽ thỉnh mời pháp sư thảo sớ văn, tiến cúng Tam phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, tấu sớ xin được Hầu Thánh. Sau nghi lễ này, Thanh Đồng mới được phép tiến hành nghi lễ Hầu Đồng.
Chú ý, Đây là nghi lễ pháp sự phải do Pháp sư thực hiện, Thanh Đồng không được phép thực hiện.
2. Các thành phần tham gia

Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua Đồng Nhân thông quan việc tỉnh mời các vị thần khác nhau giáng ngự Đồng (nhập vào xác Đồng Nhân). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các Đồng Nhân nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Đây là một nghi thức không thể thiếu trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ, nhất là các hoạt động nghi lễ lớn của tín ngưỡng Tứ Phủ. Các thành phần tham gia trong nghi lễ này gồm có:
  • Thanh Đồng: Người đứng giá hầu đồng
  • Hầu Dâng: Có 4 người hoặc 2 người giúp việc trong nghi lễ: Thay y phục các giá, chuẩn bị lễ,... Có 4 người thì gọi là Tứ Trụ; Có 2 người thì gọi là Tay Quỳnh Tay Quế; Không sử dụng 1 hay 3 người trong hầu dâng.
  • Cung văn: âm nhạc trong nghi lễ hầu đồng, mỗi giá hầu đồng có 1 nhạc văn khác nhau để tán dương về thần tích, thân thế và thần uy của Thánh giá đang ngự Đồng.
  • Cử tọa: là những người ngồi xem Hầu, những người này thường là con nhang đệ tử, trong lúc xem hầu thường thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng ngự và hòa theo điệu múa hát, được hưởng lộc khi Thánh ngự đồng.
3. Nghi thức Hầu Đồng
Trong khi tứ trự chuẩn bị lễ và trang điểm cho Thanh Đồng chuẩn bị nghi lễ Hầu Đồng, Cung văn hát thỉnh Hội Đồng tiên thánh, Khi Thanh Đồng chuẩn bị xong, nếu là Tân Đồng (tức là vẫn là 3 năm thử Đồng) thì Đồng Thày sẽ đội khăn phủ diện lúc đầu tiên bước vào Hầu cho Thanh Đồng. Nếu là đã tạ lễ 3 năm đồng thì có thể tự Phủ khăn phủ diện khi bắt đầu Hầu Thánh.
Ứng mỗi giá thỉnh, Cung văn sẽ có Văn nhạc riêng tùy thuộc vào Thánh giá có ngự Đồng Hay không, nếu không ngự Đồng thì sau văn thỉnh sẽ "Xe loan giá hồi cung", Nếu Thánh được thỉnh về Ngự giáng Thanh Đồng thì sẽ được Tung khăn phủ diện. Thứ tự hầu thánh như sau:


Thỉnh Mẫu: Đây là 3 giá thỉnh Mẫu đứng trong Tam Phủ
  1. Đệ Nhất Thiên Tiên, Thanh Vân Công chúa Thượng Thiên mẫu giáng Trần
  2. Đệ Nhị thánh tiên, Nhan sắc khác thường hình dong, giá danh đòi một khuê hương khôn bì
  3. Đệ Tam Thánh Tiên, Xích lân thần tử mẫu ngự đền Thoải Cung
Đây là 3 giá đầu tiên khi vào Hầu, Mẫu không giáng Đồng nên các Thanh Đồng không được tung khăn phủ diện.
Hiểu một cách đơn giản đây là nghi thức trong tục thờ Mẫu, Các Mẫu là người đứng đầu các phủ, có thứ tự đệ nhất, nhị tam, nhưng không phải là thứ tự về ngôi vị, mà là thứ tự chỉ dẫn đồng vị trong ngôi Mẫu để dễ phân biệt, Vì vậy, Mẫu không phải ngự đồng rồi Hầu dâng Hội Đồng Tứ Phủ Thánh.


Thỉnh hầu các giá ngự đồng tiếp sẽ theo thứ tự:
  • Nếu Vấn Hầu Khánh Hội (nghĩa là hầu xin lộc): thì thứ tự hầu thánh Thông thường là: Nhà trần, Vương Quan, Chúa Bà, Chầu Bà, Quan Hoàng, Cô, Cô bé, Cậu bé.
  • Nếu Vấn Hầu Mở Phủ: Đây là nghi lễ của Tứ Phủ, nên các vấn hầu Thánh ngoài tứ phủ sẽ được hạn chế, nếu có thỉnh Hầu thì sẽ được thỉnh Hầu Trước hoặc sau khi thỉnh hầu Hội Đồng Thánh Tứ phủ (tùy theo ngôi vị) về làm việc. Thứ tự thông thường sẽ là: Nhà Trần, Các chúa bà bản cảnh (ví dụ như chúa thác,...), Vương Quan, Chầu Bà, Tứ phủ Quan Hoàng, Tứ phủ thánh Cô, Cô bé, Cậu bé.
  • Vấn Hầu khác: Là vấn hầu có thỉnh Thánh ngự về đồng làm việc, các thứ tự hầu thánh theo thứ tự Ngôi vị, hoặc tương đương.
Tuy nhiên, một số nơi vẫn giữ lối hầu một trong hai thứ tự trên trong các buổi làm việc của Tứ Phủ. Việc hầu Thánh không nằm trong tứ phủ trước không có ý nghĩa về mặt thứ tự ngôi vị, mà đây là buổi làm việc của Tứ Phủ thì được hiểu theo ý nghĩa là "Tiền Khách" hậu "Chủ nhà", đây cũng là nét đẹp hiếu Khách của Người Việt Nam được áp dụng trong đời sống vào nghi lễ Hầu Thánh.





Các nghi thức khi thánh giá Ngự Đồng:
  1. Cung văn dâng văn tán dương công đức, thần uy của Thánh giá.
  2. Hầu dâng Lên khăn áo ứng với giá Thánh ngự Đồng
  3. Thánh giá tiến hành nghi lễ Tế Công Đồng
  4. Thánh giá tiền hành nghi thức Khai Quang (Nam Thánh thì khai quang bằng Đuốc, Nữ thánh khai quang bằng mồi)
  5. Thánh giá tiền hành nghi thức chứng lễ, và các nghi lễ khác (nếu Vấn Hầu thỉnh mời thánh về làm việc)
  6. Nghi thức tiếp theo thì phụ thuộc vào Thánh giá ngự đồng:
    • Thánh giá võ tướng.
      • Nam Thánh giá hàng Vương (bao gồm cả ngũ vị Vương Quan): Múa Đao, kiếm, cờ
      • Nữ thánh giá võ tướng (như chầu mười, chầu bát, vương cô,...): Múa cờ, kiếm
      • Thánh Hoàng: múa cờ, kiếm, hèo, quạt.
      • Thánh cậu: múa cờ, kiếm, hèo, lân.
      Ban Lộc khi an tọa
    • Nữ Thánh giá không thuộc võ tướng thì múa mồi, quạt, chèo thuyền (thoải phủ), múa tay không tùy theo từng giá.
      - Nữ thánh giá thượng ngàn: Ban lộc trong lúc múa (tung tiền) - ý nghĩa là lộc thánh ở trên thượng ngàn nhiều như lá, các đệ tử hầu hạ sẽ được ấm lo.
      - Nữ thánh giá khác vẫn ban lộc khi an tọa.
  7. Nghi thức phán truyền: nghi thức này thực hiện khi thánh giá an tọa
    • Đối với thánh giá là Đức Ông Trần Triều, Các Vương quan thì pháp sư phải thượng tấu Sớ Văn
    • Đối với thánh giá khác thì Đồng Thầy (hoặc Tứ Trụ) tấu văn thỉnh lễ
    Sau khi nghe tấu văn thỉnh lễ, Thánh giá phán truyền, ban thưởng cho Thanh Đồng, Đồng Thày, Pháp sư, Tứ trụ và Cử Tọa.
  8. Thánh giá ngồi nghe văn Tán dương, thưởng ngoạn trà, tửu, và các lễ hầu dâng khác, ban thưởng cung văn rồi "Xe loan thánh giá hồi cung"
TÍN NGƯỠNG
Xem trang tin
Sơ lược tín ngưỡng thờ Trần triều
Tín ngưỡng Đức Thánh Trần là một hình thức tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, được hình thành khi thánh hóa, thần hóa một nhân vật có thật trong lịch sử - Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong lịch sử, Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng có công với nước. Bước vào huyền thoại - trong tâm thức dân gian - ông là vị thánh phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và giúp dân diệt trừ tà ma, chữa bệnh.
Đức Thánh Trần tên thật là Trần Quốc Tuấn, mất ngày 20/8, ông là con trai thứ của Trần Liễu, anh trai vua Trần Thái Tông ( Trần Cảnh), về gốc tích ra đời của ông dân gian truyền lại, ông chính là Thanh tiên đồng từ trên Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai xuống hạ giới mang theo phi thân kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão Tử, Ngũ Tài của Thái Công .
Tương truyền khi Đức Thánh Trần mất, để tránh sự trả thù của quân Nguyên ông truyền lệnh lập mộ giả ở vườn An Lạc, Bảo Lộc (Hiện nay tại Bảo Lộc có 1 lăng mộ ghi tên Hưng Đạo Đại Vương nhưng thực chất...
Xem chi tiết
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
Tín ngưỡng Đạo giáo thần tiên
Sơ lược tín ngưỡng Đạo giáo
Tính triết lý cơ bản của Đạo giáo
Sơ lược về Nho giáo
Triết lý cơ bản của Nho giáo
Đội lệnh Nhà Trần
Quy tắc hầu Thánh Trần triều
Sơ lược tín ngưỡng thờ Mẫu
Nguồn gốc Tam - Tứ Phủ
Nghi lễ trình Đồng mở Phủ
Nghi lễ Hầu Đồng
Tôn nhang bản mệnh
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com