"Trùng tang" - 重喪 là một khái niệm mang tính tâm linh xuất phát từ chiêm nghiệm và lý luận của việc ghi chép thời gian theo hệ Can - Chi. Theo kinh nghiệm ghi chép thời gian theo hệ Can Chi, khi người mất phạm vào
"giờ xấu" thì trong gia đình, họ hàng sẽ có người chết tiếp theo (gọi là chết dồn dập) hiện tượng như vậy gọi là Trùng Tang. Như vậy, Trùng Tang về nghĩa cơ bản chỉ là một khái niệm mang tính chất dự báo cũng giống như việc xem bói để biết tương lai, hay nói cách khác đó là một điềm báo rằng trong gia đình hoặc trong họ thời gian gần đây sẽ có người chết tiếp theo, từ đó mà người sống biết đường mà đề phòng hay tìm hướng mà khắc phục.
Trùng tang có 3 loại: Trùng tang Nhất Xa, trùng Tang Nhị Xa và Trùng Tang Tam Xa. Chữ Xa (赊) có nghĩa là xa xôi, ở đây, từ "Xa" ý muốn nói về quan hệ thế hệ (thứ tự) với người đã mất. Như vậy, ý nghĩa của 3 loại Trùng tang sẽ là:
- Trùng tang Nhất Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ với người đã chết là cùng 1 thế hệ như anh chị em ruột hoặc dâu, vợ hoặc chồng. (quan hệ bằng vai, cùng huyết thống tam đời)
- Trùng tang Nhị Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ 2 thế hệ kế cận với người đã chết như: Bố mẹ, cô chú bác ruột hoặc dâu, hoặc con ruột hoặc cháu gọi bằng bác hoặc chú. (chênh nhau 1 thế hệ trong huyết thống tam đời)
- Trùng tang Tam Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ trước hoặc sau 3 thế hệ: Ông hoặc Bà hoặc cháu nội (Chênh nhau 2 thế hệ trong quan hệ huyết thống tam đời)
Các dự báo này đều mang tính huyết thống (cùng họ) bao gồm dâu, không bao gồm rể. Ngoài ra, thời điểm người chết cũng dự báo cho ta biết khoảng thời gian sẽ có người chết tiếp theo, nếu không phạm tiếp vào giờ xấu thuộc
"Trùng Tang Liên Táng" thì người mất tiếp theo sẽ vào khoảng thời gian sau 100 ngày (thường là sau 1 năm), Ngược lại, nếu phạm giờ xấu thuộc
"Trùng Tang Liên Táng" thì người mất tiếp theo sẽ vào khoảng thời gian trước 100 ngày (thường trong khoảng 49 ngày).
Chú ý, ở đây Nhất Xa, Nhị Xa, Tam Xa không tiên đoán về số lượng người sẽ được dự báo là chết theo, mà chỉ có ý nghĩa về dự báo người chết tiếp theo thuộc quan hệ trên dưới bao nhiêu đời hay cùng đời. Có thể có người chết tiếp theo cũng phạm Trùng Tang thì lại là vấn đề của dự báo tiếp theo, cứ như thế mà ta nắm được. Cho nên, khi nắm được khái niệm và quy tắc cơ bản, chúng ta sẽ an tâm, không hoang mang và có cách hóa giải nhẹ nhàng, không quá thần bí.
Sau đây Linh Thông trình bày đầy đủ:
Nguồn gốc của "Trùng Tang"
Trong hệ Địa chi được dùng để thiết lập thời gian, thì có DẦN, THÂN, TỴ, HỢI là 4 địa chi được xếp vào thời điểm giao mùa, sự việc cũ mất đi sự việc mới sinh ra. Cụ thể:
- DẦN - mùa Đông mất đi, mùa Xuân sinh ra
- TỴ - mùa Xuân mất đi, mùa Hè sinh ra
- THÂN - mùa Hè mất đi, mùa Thu sinh ra
- HỢI - mùa Thu mất đi, mùa Xuân sinh ra
Bởi tính chất không ổn định của 4 địa chi trên từ sinh đến hủy và lại sinh, nên thường chỉ sử dụng vào việc có tính chất tương tự như An Táng, Nhập Mộ, Nhập Quan,... còn việc có tính chất quan trọng thì người ta e dè sự lặp đi lặp lại (diệt-sinh) của nó nên phải cân nhắc hóa giải nếu đã phạm phải, hoặc nếu có thể chủ động tránh được thì nên tránh. Trong bài viết này, chỉ nói đến vấn đề Tử, nên sẽ đề cập đến vấn đề lặp đi lặp lại (diệt - sinh) thì thời điểm này ta gọi là
Trùng Tang.
Cách tính "Trùng Tang"
Tìm năm Dương Thọ có phạm không?
Dựa theo sơ đồ chuyển hóa của thời gian ghi theo hệ Can Chi, mỗi người có ảnh hưởng nhất định từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Mỗi một chu kỳ Thiên Can, một đời người có sự thay đổi khác nhau, và cũng là hệ quả của 10 năm tu đức và cũng là tiền đề cho một chu kỳ sống của 10 năm tiếp theo.
(Xem thêm bài viết về Hóa Giải Hạn Tuổi Kim Lâu)Cho nên, Tuổi thọ của người đã mất được tính từ 1 khi bắt đầu sinh ra, tức là tính cả tuổi mụ và cũng được tách ra làm 2 phần: là phần hoàn thành 10 năm chu kỳ phát triển và phần chưa hoàn thành 10 năm chu kỳ phát triển (gọi là chu kỳ dở dang). Một Thập niên (10 năm) chu kỳ sống tích đức tu thân cũng là bắt đầu cho một bước nhảy của chu kỳ mới. Hay nói cách khác là tuổi tròn 10, 20, 30,... được tính là 1 bước khởi động chuyển hóa cho chu kỳ mới, còn số lẻ của tuổi (tức là chưa hoàn thành 1 chu kỳ 10 năm) là thể hiện bước chuyển hóa dở dang. Như vậy, cách tính xem tuổi thọ của người chết (hay nói cách khách là năm mất) có bị phạm cung xấu không ta lấy 2 số hàng chục và hàng trăm (nếu có) cộng với số lẻ của tuổi, ta được 1 số là bước chuyển hóa cuổi cùng của năm dương thọ.
Nếu người mất chưa đến 10 tuổi, tức là chưa hết một chu kỳ sinh trưởng thì không có ý nghĩa trong việc tính trùng tang. Bởi phần tích đức của họ được xét ở kiếp trước.
Vì mỗi một vòng địa chi chuyển hóa gồm 12 giá trị, nên ta lấy kết quả đã cộng ở trên nếu lớn hơn 12 thì đem trừ đi 12 để lấy được số nhỏ hơn hoặc bằng 12.
Người mất là Nam giới đếm từ CUNG DẦN theo chiều kim đồng hồ, Nữ đếm từ CUNG THÂN ngược chiều kim đồng hồ, (xem hình) đếm từ 1 đến hết số chỉ đó, dừng cung nào thì ta có kết quả của cung đó, gọi là năm phạm Trùng Tang hoặc năm được Nhập Mộ hoặc là năm Thiên Di.
Ví dụ:
- Nếu người mất là nam giới thọ 78 tuổi (cả tuổi mụ), vào lúc 9h20 ngày 8/5/2020 (âm lịch): Tính số bước chuyển hóa năm dương thọ là: 7+8=15; vì 15>12 đem trừ đi 12 ta có 15-12=3; Đếm từ Cung Dần từ 1 theo chiều kim đồng hồ đến 3 ta dừng lại ở Cung Thìn ứng với Nhập Mộ; hay nói cách khác người nam này năm chết được năm Nhập Mộ.
- Nếu người chết là Nữ thọ 102 tuổi (cả tuổi mụ), vào lúc 8h20 ngày 20/2/2020 (âm lịch): Tính số bước chuyển hóa năm dương thọ là: 10+2=12; Đếm từ Cung Thân từ 1 ngược chiều kim đồng hồ đến 12 sẽ dừng lại ở Cung Dậu ứng với Thiên Di; hay nói cách khác người nữ này, năm chết được Năm Thiên Di
Để tiện cho việc tính toán, bạn có thể áp dụng sơ đồ tính thần trùng trên bàn tay của bản (xem hình) và vẫn thực hiện các bước như trên.
Tìm Tháng, Ngày, Giờ chết có phạm không?
Tuổi thọ của một sự việc được tính đến thời điểm kết thúc của sự việc đó là bao gồm: Năm, tháng, ngày, giờ (giờ ở đây tính theo hệ can chi), năm thì được tính vào tuổi thọ, vậy còn Tháng, ngày, giờ sẽ được tính vào cung tiếp theo của sự chuyển hóa. Cụ thể như sau:
- Sau khi kết thúc tính chuyển hóa của Năm Dương Thọ, vẫn theo chu kỳ đó ta tính tiếp và đếm từ 1 đến THÁNG của người mất, dừng ở cung nào ta được kết quả của cung đó, gọi là Tháng phạm Trùng Tang hoặc tháng được Nhập Mộ hoặc tháng Thiên Di
- Sau khi kết thúc tính chuyển hóa của Tháng, vẫn theo chu kỳ đó ta tính tiếp và đếm từ 1 đến NGÀY người mất, dừng cung nào ta được kết quả của cung đó, gọi là Ngày phạm Trùng Tang hoặc Ngày được Nhập Mộ hoặc Ngày Thiên Di
Ghi chú: Theo kinh nghiệm thì ngày thường hay rút gọn theo chu kỳ 12 để tính cho nhanh là nếu ngày lớn hơn 12 mà nhỏ hoặc bằng 24 thì lấy ngày trừ đi 12; nếu ngày lớn hơn 24 thì lấy ngày trừ đi 24 để được 1 số nhỏ hơn hoặc bằng 12, sau đó lấy số này làm chỉ số ngày. Nếu thấy phức tạp, bạn có thể bỏ qua ghi chú này. - Sau khi kết thúc tính chuyển hóa của Ngày, vẫn theo chu kỳ đó ta tính tiếp và đếm từ Tý đến GIỜ người mất (giờ được tính theo Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão,...), dừng cung nào ta được kết quả của cung đó, gọi là Giờ phạm Trùng Tang hoặc Giờ được Nhập Mộ hoặc Giờ Thiên Di
Vẫn theo ví dụ trên
- Nam giới mất giờ 9h20 (tức giờ Thìn) ngày 8/5/2020 thọ 78 tuổi (cả tuổi mụ);
- Tính Tháng phạm Cung: Khi tính dương thọ ta đang ở Cung Thìn, đếm sang Cung Tỵ tính là 1 và di chuyển đến 5 (tháng) được Cung Dậu, ứng với Thiên Di; Như vậy ta có Tháng Thiên Di.
- Tính Ngày Phạm Cung: Từ Cung Dậu sau khi tính tháng, đếm sang cung Tuấn tính là 1 và di chuyển đến 8 (ngày) được Cung Tỵ, ứng với Trùng Tang Tam Xa; gọi là Phạm Ngày Trùng Tang Tam Xa
- Tính Giờ Phạm CUng: Từ Cung Tỵ sau khi tính ngày, đếm sang Cung Ngọ tính là Tý và di chuyển đến Thìn (giờ Thìn) được Cung Tuất ứng với Nhập Mộ; gọi là Được Giờ Nhập Mộ
- Nữ giới mất giờ 8h20 (tức giờ Thìn) ngày 20/2/2020 thọ 102 tuổi (cả tuổi mụ);
- Tính Tháng phạm Cung: Khi tính dương thọ ta đang ở Cung Dậu, đếm sang Cung Thân tính là 1 và di chuyển đến 2 (tháng) được Cung Mùi, ứng với Nhập Mộ; Như vậy ta được Tháng Nhập Mộ.
- Tính Ngày Phạm Cung: Từ Cung Mùi sau khi tính tháng, đếm sang cung Ngọ tính là 1 và di chuyển đến 20 (ngày = 20-12 = 8) được Cung Hợi, ứng với Trùng Tang Nhất Xa; gọi là Phạm Ngày Trùng Nhất Xa
- Tính Giờ Phạm Cung: Từ Cung Hợi sau khi tính ngày, đếm sang Cung Tuất tính là Tý và di chuyển đến Thìn (giờ Thìn) được Cung Ngọ ứng với Thiên Di; Như vậy ta có Giờ Thiên Di
Cách kết luận người mất có phạm không
- Nếu người mất chưa đến 10 tuổi thì không có ý nghĩa trong việc tính trùng tang.
- Nếu Người mất được Nhập Mộ ở một trong các chỉ số trên (Tuổi Thọ, Tháng, Ngày, Giờ chết) thì các cung khác có phạm Trùng Tang cũng không lo, tức là kết luận người chết không phạm Trùng Tang
- Nếu người mất được Nhập Mộ và không có cung phạm Trùng Tang thì gọi là được giờ đi (dân gian gọi là đi giờ đẹp)
- Nếu Người mất có Phạm Cung Trùng Tang mà không được Cung Nhập Mộ nào thì kết luận là giờ đi bị Trùng Tang.
Vẫn theo ví dụ trên thì cả người Nam và Người nữ đều không phạm Trùng Tang (mặc dù có Cung Trùng Tang) bởi: Nam có Nhập mộ ở Năm và Giờ, Nữ có Nhập Mộ ở Tháng.
Cách tính Trùng Tang Liên Táng
Chỉ tính Trùng Tang Liên Táng khi người chết có kết luận là phạm vào Trùng Tang, nếu người chết không phạm Trùng Tang thì ta không phải tính tiếp vấn đề về Trùng Tang Liên Táng. Cách tính dựa trên Địa Chi của Người Chết (xem hình trên), cụ thể như sau:
- Người chết Tuổi Thân, hoặc Tý, hoặc Thìn; Nếu chết vào năm Tỵ, hoặc tháng Tỵ, hoặc ngày Tỵ, hoặc giờ Tỵ thì phạm Trùng Tang Liên Táng
- Người chết Tuổi Dần, hoặc Ngọ, hoặc Tuất ; Nếu chết vào năm Hợi, hoặc tháng Hợi, hoặc ngày Hợi, hoặc giờ Hợi thì phạm Trùng Tang Liên Táng
- Người chết Tuổi Tỵ, hoặc Dậu, hoặc Sửu; Nếu chết vào năm Dần, hoặc tháng Dần, hoặc ngày Dần, hoặc giờ Dần thì phạm Trùng Tang Liên Táng
- Người chết Tuổi Hợi, hoặc Mão, hoặc Mùi; Nếu chết vào năm Thân, hoặc tháng Thân, hoặc ngày Thân, hoặc giờ Thân thì Phạm Trùng Tang Liên Táng