tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Sổ taySổ tay tâm linhCách xưng hô theo hán việt
CÁCH XƯNG HÔ THEO HÁN VIỆT
I. CÁC ĐỜI TRÊN BỐ MẸ
1. Đời thứ 5
* Cao tổ phụ (Ông Sơ, kỵ ông): 高祖父
* Cao tổ mẫu (Bà sơ, Kỵ bà): 高祖母

2. Đời thứ 4
* (Ngoại) Tằng tổ phụ: (外) 曾祖父
* (Ngoại) Tằng tổ mẫu: (外) 曾祖母

3. Đời thứ 3
* (Nội/Ngoại)Tổ phụ: (內/外) 祖父
* (Nội/Ngoại) Tổ mẫu: (內/外) 祖母
* Nhạc Tổ Phụ (ông nội vợ): 岳祖父
* Nhạc Tổ Mẫu (bà nội vợ): 岳祖母
1. Đời thứ 5
* Cao tổ khảo (Ông sơ mất): 高祖考
* Cao tổ tỷ (bà sơ mất): 高祖妣

2. Đời thứ 4
* (Ngoại) Tằng tổ khảo (cụ ông mất): 曾祖考
* (Ngoại) Tằng tổ tỷ (cụ bà mất): 曾祖妣

3. Đời thứ 3
* (Ngoại) Tằng tổ khảo (cụ ông mất): 曾祖考
* (Ngoại) Tằng tổ tỷ (cụ bà mất): 曾祖妣
II. Cha mẹ
* Thân phụ (cha đẻ): 親父
* Thân mẫu (mẹ đẻ): 親母
* Nghĩa phụ (Cha đỡ đầu): 义父
* Nghĩa mẫu (Mẹ đỡ đầu): 义母
* Dưỡng phụ (Cha nuôi): 養父
* Dưỡng mẫu (Mẹ nuôi): 養母
* Nhũ mẫu (Vú nuôi, vú em): 乳母
* Thứ mẫu (vợ bé của cha): 庶母
* Kế mẫu (Mẹ ghẻ): 繼母
* Kế phụ (Cha dượng): 繼父
* Đích mẫu (Vợ lớn của cha): 嫡母
* Giá mẫu (Mẹ đã lấy chồng khác): 嫁母
* Xuất mẫu (Mẹ bị cha từ bỏ): 出母
* Nhạc Phụ (cha vợ): 岳父
* Nhạc mẫu (mẹ vợ): 岳母
* Chương Phụ (cha chồng): 嫜父
* Cô chương (mẹ chồng): 姑嫜
* Hiển khảo (cha đẻ mất): 顯考
* Hiển tỷ (mẹ đẻ mất): 顯妣
* Ngoại Khảo (cha vợ mất): 外考
* Ngoại Tỷ (mẹ vợ mất): 外妣

Tự xưng hô
* Chấp Tử (con riêng của cha/mẹ): 執子
* Cô Tử (Con trai mất cha): 孤子
* Cô Nữ (Con gái mất cha): 孤女
* Ai Tử (Con trai mất mẹ): 哀子
* Ai Nữ (con gái mất mẹ): 哀女
* Cô Ai Tử (con trai mất cha mẹ): 孤哀子
* Cô Ai Nữ (con gái mất cha mẹ): 孤哀女
III. Quan hệ họ hàng cha mẹ
Quan hệ bên họ của Bố
* Tổ Bá (bác của bố): 祖伯
* Tổ Thúc (chú của bố): 祖叔
* Tổ Cô (cô của bố): 祖姑
* Đường Bá (anh ruột cha): 堂伯
* Bá mẫu (vợ của anh bố): 伯母
* Đường thúc (em ruột cha): 堂叔
* Thẩm (vợ của chú): 嬸
* Đường Cô, Thân Cô (Chị Và Em Gái Của Cha): 堂 姑, 親姑
* Cô Trượng (chồng của cô): 姑丈
* Đường huynh (Anh họ bên cha): 堂兄
* Đường đệ (Em họ bên cha): 堂弟
* Đường tỷ (chị gái họ bên cha): 堂姊
* Đường muội (em gái họ bên cha): 堂妹
Quan hệ bên họ của Mẹ
* Cựu phụ (Cậu - anh và em trai mẹ): 舅父
* Cựu mẫu (Mợ - vợ của anh và em trai mẹ): 舅母
* Di (chị em của mẹ): 姨
* Di Trượng, Di Phu (chồng của gì): 姨父
Những vai ông bên mẹ trở lên được xưng hô như bên nội nhưng mở câu được thêm NGOẠI (外)

Tự xưng hô
Khi giao tiếp với tiền bối bên họ mẹ
* Sinh tôn (cháu ngoại): 甥孫
Khi giao tiếp với anh, chị và em ruột bố
* Nội Điệt (cháu nội): 內姪
Khi giao tiếp với anh, chị và em họ bố
* Đường tôn: 堂孫
Khi giao tiếp với chú, bác, cô bố
* Vân Tôn: 云孫
IV. Anh chị em của chồng và họ bên vợ
Bên nhà chồng
* Bào Huynh (anh ruột): 胞兄
* (Huynh) Tẩu (Chị Dâu): (兄) 嫂
* Bào Đệ (em ruột): 胞弟
* Đệ Phụ (em dâu): 弟 婦
* Bào tỷ (chị gái ruột): 胞姊
* Tỷ Trượng, Tỷ Phu (anh rể): 姊 丈, 姊夫
* Bào muội (em gái ruột): 胞妹
* Muội Trượng, Muội Phu (em rể): 妹丈, 妹 夫
* Phu Huynh (anh chồng): 夫兄
* Phu Đệ (em trai chồng): 夫弟
* Đại Cô (chị gái chồng): 大 姑
* Tiểu Cô (em gái chồng): 小姑
Bên nhà vợ
* Cữu nhạc (cậu, bác bên vợ): 舅岳
* Bá Nhạc (các bác bên vợ): 伯岳
* Thúc Nhạc (các chú bên vợ): 叔岳
* Thê Huynh, Ngoại huynh (anh vợ): 妻兄, 外兄
* Ngoại Tẩu (Chị Dâu vợ): 外嫂
* Thê Đệ, Ngoại đệ (em trai vợ): 妻弟, 外弟
* Ngoại đệ Phụ (em vợ dâu): 外弟婦
* Đại Di (chị vợ): 大姨
* Thê Muội, Tiểu di tử (em gái vợ): 妻妹, 小姨子

Tự xưng hô
* Tiểu Thúc (em chồng tôi): 小叔
V. Quan hệ trong gia đình
* Thê tử (vợ con nói chung): 妻子
* Hôn tử (con dâu nói chung): 婚子
* Chánh Thất (vợ lớn): 正室
* Thứ Thê (vợ bé): 次妻
* Nam tử (Con trai nói chung): 男子
* Nữ tử (con gái nói chung): 女子
* Trưởng Tử (con trai cả): 長子
* Trưởng Nam (con trai là lớn): 長男
* Thứ Nam (con trai thứ): 次男
* Quý Nam, Vãn Nam (con trai út): 季男, 晚男
* Trưởng Nữ (con gái cả): 長女
* Thứ nữ (con gái thứ): 次女
* Quý Nữ, Vãn Nữ (con gái út): 季女, 晚女
* Tư sinh tử (con riêng): 私生子
* Nghĩa tử (con đỡ đầu): 义子
* Dưỡng tử (con nuôi): 養子
* Tế tử (con rể): 婿子
* Tử tôn (con cháu nói chung): 子孫
* Tế (rể nói chung): 婿
* Trưởng Tức (Con dâu lớn): 長媳
* Thứ Tức (Con dâu thứ ): 次媳
* Quý Tức (con dâu út): 季媳
* (Nội/ngoại) tôn (cháu nội/ngoại): (內/外) 孫
* (Nội/ngoại) tằng tôn (chắt nội/ngoại): (內/外) 曾孫
* (Nội/Ngoại) huyền tôn (chít nội/ngoại): (內/外) 玄孫
* Đích Tôn (cháu nối dõi): 嫡孫
* Tôn nữ tế (cháu rể): 孫女婿
* Điệt phụ (cháu dâu): 姪婦

Tự xưng hô
* Chiết Kinh (vợ tôi): 拙荊
* Kế Thất (vợ sau): 繼室
* Lương phu (Tự xưng hô với vợ): 良夫
* Giá Nữ (con gái đã có chồng): 嫁女
* Sương Nữ (con gái chưa có chồng): 孀女
VI. Quan hệ xã hội
* Niên Bá (bạn với bố, mẹ - vai anh): 年伯
* Quý Thúc (bạn với bố, mẹ - vai em): 季叔
* (Tiểu/Đại) Lệnh Cô (bạn với bố, mẹ - là gái): (小/大) 令姑
* Huynh, Đệ, Tỷ, Muội (anh, em, chị gái, em gái xưng hô chung): 兄, 弟, 姊, 妹
(Lệnh (令) huynh/đệ/tỷ/muội: nói về anh chị em của bạn mình)
* Nghĩa Bộc (tớ trai): 義僕
* Nghĩa Nô (tớ gái): 義奴

Tự xưng hô
* Thiểm Điệt, Lệnh Điệt (xưng hô cháu): 忝姪, 令姪
VII. Tổng quát về xưng hô
Xưng hô của các đời trước
* Khảo, tỷ : Cha Mẹ
* Tổ khảo, tổ tỷ : Ông Bà
* Tằng tổ khảo, tỷ: Cụ Đời thứ 3
* Cao tổ khảo, tỷ: Kỵ, Đời thứ 4
* Thiên tổ khảo, tỷ: Đời thứ 5
* Liệt tổ khảo, tỷ: Đời thứ 6
* Thái tổ khảo, tỷ: Đời thứ 7
* Viễn tổ khảo, tỷ: Đời thứ 8
* Tỳ tổ khảo, tỷ: Đời thứ 9

Xưng hô của các đời sau
Cháu nội : Nội tôn
Cháu gọi bằng cố (4 đời) : Tằng tôn
Cháu gọi bằng cao (5 đời) : Huyền tôn
Cháu 6 đời: Lai tôn
Cháu 7 đời: Côn tôn
Cháu 8 đời: Nhưng tôn
Cháu 9 đời: Vân tôn
Cháu 10 đời: Nhĩ tôn
Danh xưng khi đã mất
* Từ đời ông trở lên có hậu tố Khảo, Tỷ được hiểu là đã mất.
* Cha mẹ Hiển Khảo, Hiển Tỷ
* Các đời sau thì chỉ cần thêm HIỂN THỆ (顯逝 - đã chết) phía trước xưng hô:
- Hiển thệ tử (con trai chết), Hiển thệ nữ (con gái chết)
- Hiển thệ nội tôn (cháu nội chết),...
* Nội Gia Tiên (gia tiên bên nội): 內家先
* Ngoại Gia Tiên (gia tiên bên ngoại): 外家先
* Nhạc gia tiên (gia tiên bên vợ): 岳家先
* Cung Thừa Mẫu Mệnh (con thừa lệnh mẹ đứng ra...): 恭承母命
* Cung Thừa Phụ Mệnh (con thừa lệnh cha đứng ra…): 恭承父命
* Đích Tôn Thừa Trọng (cháu đích tôn có con chết trước ông nội đứng ra để tang thay cha): 嫡孫承重
* Từ đời thứ 5 trở đi, mỗi đời thêm 1 chữ Cao (高), nếu trên 3 chữ cao thì chỉ dùng thêm một chữ “thượng” nữa. Thường sử dụng chung là Cao cao tổ khảo (高高祖考), Cao cao tổ tỷ (高高祖妣)
SỔ TAY TÂM LINH
Xem trang tin
Ngũ hành năm sinh - Bảng nạp âm
Lục thập hoa giáp được biên ghi từ việc ghép 10 thìên Can va 12 Địa Chi theo nguyên tắc Can Dương thì ghép với Chi Dương, Can Âm thì ghép với Chi Âm được gọi là niên hoa giáp. Niên hoa giáp được sử dụng vào việc ghi chép, đánh dấu ngày giờ.
Khi Can va Chi phối hợp với nhau thì một thứ ngũ hành mới phát sinh gọi là ngũ Hành Nạp Âm, Thiên can có đủ ngũ hành Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc, Địa chi được chia là 6 hành khi kết hợp sẽ có được 30 bộ Ngũ hành Nạp âm.
Để giải thích phương pháp tìm ra hành ghi trên bảng đó, cổ nhân có giải thích như sau: Khí Kim sinh tụ phương Khôn, tức là cung Thân trên thiên bàn, đi sang Nam thành Hoả, qua Đông thành Mộc rồi trở về Bắc thành Thủy, rồi hoá Thổ về Trung Ương. Hành khí trên được sinh ra do sự phối hợp giữa Âm và Dương (có nghĩa là hai có chung một hành, Dương ghi trước, Âm ghi sau) và theo nguyên tắc Âm Mẫu, Dương Cha phối hợp cách bát sinh tử (con), nghĩa là sau tám năm thì có một hành mới được sinh ra theo qui tắc sinh ra như đã đề cập ở trên.
Ví...
Xem chi tiết
Biểu đối tiền tào quan
Thánh cai bản mệnh
Cách xưng hô theo hán việt
Đương niên hành khiển
Phương pháp chọn giờ tốt
Lịch sử hình thành âm dương lịch
Quy tắc tính lịch âm
Danh từ sử dụng trong âm lịch
Phương pháp chọn ngày tốt
Ngày lễ - tết truyền thống Việt Nam
Danh sách lễ hội ở Việt Nam
Phương pháp tính ngày giờ Hoàng Đạo
Phương pháp tính Trực và Sao trong ngày
Tra bảng tiết khí trong năm
Danh ngôn Hán ngữ thông dụng
Phương pháp đổi lịch dương sang lịch âm
Phương pháp tính Đẩu Cát Tinh - Sao Tốt
Phương pháp tính Đẩu Hung Tinh - Sao xấu
Phương pháp tính thiên can và địa chi
Cách tính ngày Hỷ Thần, Tài Thần và Hạc Thần
Ngũ hành tương sinh tương khắc
Can Chi tương xung và tương hợp
Phương pháp đổi Can chi sang ngũ hành
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Phương pháp tính hạn sao chiếu mệnh
Cửu Diệu tinh quân (chữ Hán: 九曜星君) là chín vị thần trông coi 9 thiên thể chuyển động trên bầu trời theo quan điểm của Đạo Giáo.
, Sao Thái Dương: Thái Dương tinh quân (太阳星君, trông coi Mặt Trời )
, Sao Thái Âm: Thái Âm tinh quân (太阴星君, trông coi Mặt Trăng)
, Sao Thái Bạch: Thái Bạch tinh quân (太白星君, trông coi Thái Bạch)
, Sao Mộc Đức: Mộc Đức tinh quân (木德星君, trông coi Sao Mộc)
, Sao Thủy Diệu: Thủy Đức tinh quân (水德星君, trông coi Sao Thủy)
, Sao Hỏa Đức: Hỏa Đức tinh quân (火德星君, trông coi Sao Hỏa)
, Sao Thổ Đức: Thổ Đức tinh quân (土德星君, trông coi Sao Thổ)
, Sao La Hầu: La Hầu tinh quân (罗喉星君, trông coi thực tinh La Hầu)
, Sao Kế Đô: Kế Đô tinh quân (计都星君, trông coi thực tinh Kế Đô)
Trừ 7 vì sao đầu là có thực, 2 vì sao La Hầu và Kế Đô là những vì sao tưởng tượng, chỉ tồn tại trong thần thoại.
Thực ra khái niệm Cửu Diệu bắt nguồn từ khái niệm Ngũ Đức tinh quân trong văn hóa Đạo giáo, kết hợp với khái niệm Navagraha trong văn hóa Ấn giáo.
Trong kinh điển Phật giáo từng...
Xem chi tiết
Phương pháp tính tuổi Kim Lâu
Tính giờ sinh có bị phạm hay không
Phương pháp tính trùng tang
Phương pháp tính hoang ốc
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com