tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Sổ taySổ tay tâm linhPhương pháp đổi lịch dương sang lịch âm
PHƯƠNG PHÁP ĐỔI LỊCH DƯƠNG SANG LỊCH ÂM
I. THUẬT TOÁN CHUYỂN ĐỔI GIỮA NGÀY DƯƠNG VÀ ÂM
Lịch âm là lịch tính theo mặt trăng, lịch dương là lịch tính theo mặt trời. Theo khoa học hiện đại việc tính lịch mặt trăng theo lịch mặt trời đã được phân tích và tính toán dựa trên từng múi giờ khu vực.
Quy luật của âm lịch Việt Nam
  • Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
  • Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
  • Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
  • Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
  • Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
* Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,530588853 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.

* Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).
Xác định tháng âm lịch

Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.
Xác định năm nhuận, tháng nhuận

Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch.
Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai.
  • Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10.
  • Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận.
    Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó và kèm thêm chữ "nhuận".
Trong tính toán thiên văn người ta lấy ngày 1/1/4713 trước công nguyên của lịch Julius (tức ngày 24/11/4714 trước CN theo lịch Gregorius) làm điểm gốc. Số ngày tính từ điểm gốc này gọi là số ngày Julius (Julian day number) của một thời điểm.
Thuật toán dưới đây cũng dựa trên các nguyên tắc này.
Ghi chú hàm INT là hàm chia lấy phần nguyên
Thuật toán
Thuật toán tính toán dựa trên lịch bắt đầu tính từ ngày 1/1/1900
1. Đổi ngày dd/mm/yyyy ra số ngày Julius jd
Tên hàm:jdFromDate
Biến vào:dd, mm, yy
Trả về:Julius jd

a = INT((14 - mm) / 12)
y = yy+4800-a
m = mm+12*a-3

Lịch Gregory:
jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - INT(y/100) + INT(y/400) - 32045

Nếu jd < 2299161 là Lịch Julius thì có công thức:
jd = dd + INT((153*m+2)/5) + INT(365*y) + INT(y/4) - 32083

Trả về jd
2. Đổi số ngày Julius jd ra ngày dd/mm/yyyy
Tên hàm:jdToDate
Biến vào:Julius jd
Trả về:dd, mm, yy

Nếu (jd >2299160) là Lịch Gregory thì có công thức:
a = jd + 32044;
b = INT((4*a+3)/146097);
c = a - INT((b*146097)/4);

ngược lại là Lịch Julius thì có công thức:
b = 0;
c = jd + 32082;

Công thức cho cả 2 loại lịch:

d = INT((4*c+3)/1461);
e = c - INT((1461*d)/4);
m = INT((5*e+2)/153);
dd = e - INT((153*m+2)/5) + 1;
mm = m + 3 - INT(12*(m/10));
yy = b*100 + d - 4800 + INT(m/10);

return dd, mm, yy
3. Tính ngày Sóc
Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.
Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k (là một số Julius) kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.
Tên hàm:getNewMoonDay
Biến vào:Julius k, timeZone
Trả về:Julius jd của ngày Sóc cần tìm

var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew, N;
T = k/1236.85; // Time in Julian centuries from 1900 January 0.5
T2 = T * T;
T3 = T2 * T;
dr = PI/180;
Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3;
Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); // Mean new moon
M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; // Sun's mean anomaly
Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; // Moon's mean anomaly
F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; // Moon's argument of latitude
C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M);
C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr);
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr);
C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr));
C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M));
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr));
C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M));
if (T < -11) {
deltat= 0.001 + 0.000839*T + 0.0002261*T2 - 0.00000845*T3 - 0.000000081*T*T3;
} else {
deltat= -0.000278 + 0.000265*T + 0.000262*T2;
};
JdNew = Jd1 + C1 - deltat;
N = INT(JdNew + 0.5 + timeZone / 24); //JdNew;

Trả về Julius jd là N
Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.
4. Tính tọa độ mặt trời
Để biết Trung khí nào nằm trong tháng âm lịch nào, ta chỉ cần tính xem mặt trời nằm ở khoảng nào trên đường hoàng đạo vào thời điểm bắt đầu một tháng âm lịch. Ta chia đường hoàng đạo làm 12 phần và đánh số các cung này từ 0 đến 11: từ Xuân phân đến Cốc vũ là 0; từ Cốc vũ đến Tiểu mãn là 1; từ Tiểu mãn đến Hạ chí là 2; v.v.. Cho jdn là số ngày Julius của bất kỳ một ngày, phương pháp sau này sẽ trả lại số cung nói trên.
Tên hàm:getSunLongitude
Biến vào:Julius jdn, timeZone
Trả về:Số cung hoàng đạo

var T, T2, dr, M, L0, DL, L,SC;
T = (jdn - 2451545.5 - timeZone/24) / 36525; // Time in Julian centuries from 2000-01-01 12:00:00 GMT
T2 = T*T;
dr = PI/180; // degree to radian
M = 357.52910 + 35999.05030*T - 0.0001559*T2 - 0.00000048*T*T2; // mean anomaly, degree
L0 = 280.46645 + 36000.76983*T + 0.0003032*T2; // mean longitude, degree
DL = (1.914600 - 0.004817*T - 0.000014*T2)*Math.sin(dr*M);
DL = DL + (0.019993 - 0.000101*T)*Math.sin(dr*2*M) + 0.000290*Math.sin(dr*3*M);
L = L0 + DL; // true longitude, degree
L = L*dr;
L = L - PI*2*(INT(L/(PI*2))); // Normalize to (0, 2*PI)

SC=INT(L / PI * 6)

Trả về số cung hoàng đạo là SC
Với hàm này ta biết được một tháng âm lịch chứa Trung khí nào.
Giả sử một tháng âm lịch bắt đầu vào ngày N1 và tháng sau đó bắt đầu vào ngày N2 và hàm getSunLongitude cho kết quả là 8 với N1 và 9 với N2. Như vậy tháng âm lịch bắt đầu ngày N1 là tháng chứa Đông chí: trong khoảng từ N1 đến N2 có một ngày mặt trời di chuyển từ cung 8 (sau Tiểu tuyết) sang cung 9 (sau Đông chí).
Nếu hàm getSunLongitude trả lại cùng một kết quả cho cả ngày bắt đầu một tháng âm lịch và ngày bắt đầu tháng sau đó thì tháng đó không có Trung khí và như vậy có thể là tháng nhuận.
5. Tìm ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch
Đông chí thường nằm vào khoảng 19/12-22/12, như vậy trước hết ta tìm ngày Sóc trước ngày 31/12. Nếu tháng bắt đầu vào ngày đó không chứa Đông chí thì ta phải lùi lại 1 tháng nữa.
Tên hàm:getLunarMonth11
Biến vào:yy, timeZone
Trả về:Julius ngày sóc


var k, off, nm, sunLong;
off = ConvertDateToJulianID(31, 12, yy) - 2415021;
k = INT(off / 29.530588853);
nm = getNewMoonDay(k, timeZone);
sunLong = getSunLongitude(nm, timeZone); // sun longitude at local midnight
if (sunLong >= 9) {
nm = getNewMoonDay(k-1, timeZone);
}

Trả về Julius ngày sóc là nm
6. Xác định tháng nhuận
Nếu giữa hai tháng 11 âm lịch (tức tháng có chứa Đông chí) có 13 tháng âm lịch thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Để xác định tháng nhuận, ta sử dụng hàm getSunLongitude như đã nói ở trên. Cho a11 là ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch mà một trong 13 tháng sau đó là tháng nhuận. Hàm sau cho biết tháng nhuận nằm ở vị trí nào sau tháng 11 này.
Tên hàm:getLeapMonthOffset
Biến vào:a11, timeZone
Trả về:tháng nhuận

var k, last, arc, i;
k = INT((a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853 + 0.5);
last = 0;
i = 1; // We start with the month following lunar month 11
arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
do {
last = arc;
i++;
arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
} while (arc != last && i < 14);
Trả về tháng nhuận là i-1;
Giả sử hàm getLeapMonthOffset trả lại giá trị 4, như thế kể từ tháng 11 sau 4 tháng là tháng nhuận nghĩa là tháng sau tháng 2 thường (Tháng thứ 4 sau tháng 11 đáng ra là tháng 3, nhưng vì đó là tháng nhuận nên sẽ lấy tên của tháng trước đó tức tháng 2, và tháng thứ 5 sau tháng 11 mới là tháng 3).
7. Đổi ngày dương dd/mm/yyyy ra ngày âm
Với các phương pháp hỗ trợ trên ta có thể đổi ngày dương dd/mm/yy ra ngày âm dễ dàng.
Trước hết ta xem ngày bắt đầu tháng âm lịch (monthStart) chứa ngày này là ngày nào (sử dụng dùng hàm getNewMoonDay).
Sau đó, ta tìm các ngày a11 và b11 là ngày bắt đầu các tháng 11 âm lịch trước và sau ngày đang xem xét. Nếu hai ngày này cách nhau dưới 365 ngày thì ta chỉ còn cần xem monthStart và a11 cách nhau bao nhiêu tháng là có thể tính được dd/mm/yy nằm trong tháng mấy âm lịch. Ngược lại, nếu a11 và b11 cách nhau khoảng 13 tháng âm lịch thì ta phải tìm xem tháng nào là tháng nhuận và từ đó suy ra ngày đang tìm nằm trong tháng nào.
Tên hàm:convertSolarToLunar
Biến vào:dd, mm, yy, timeZone
Trả về:lunarDay, lunarMonth, lunarYear

var k, dayNumber, monthStart, a11, b11, lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap;
dayNumber = jdFromDate(dd, mm, yy);
k = INT((dayNumber - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+1, timeZone);
if (monthStart > dayNumber) {
monthStart = getNewMoonDay(k, timeZone);
}
a11 = getLunarMonth11(yy, timeZone);
b11 = a11;
if (a11 >= monthStart) {
lunarYear = yy;
a11 = getLunarMonth11(yy-1, timeZone);
} else {
lunarYear = yy+1;
b11 = getLunarMonth11(yy+1, timeZone);
}
lunarDay = dayNumber-monthStart+1;
diff = INT((monthStart - a11)/29);
lunarLeap = 0;
lunarMonth = diff+11;
if (b11 - a11 > 365) {
leapMonthDiff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
if (diff >= leapMonthDiff) {
lunarMonth = diff + 10;
if (diff == leapMonthDiff) {
lunarLeap = 1;
}
}
}
if (lunarMonth > 12) {
lunarMonth = lunarMonth - 12;
}
if (lunarMonth >= 11 && diff < 4) {
lunarYear -= 1;
}
8. Đổi âm lịch ra dương lịch
Tên hàm:convertLunarToSolar
Biến vào:lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap, timeZone
Trả về:dd, mm, yy

var k, a11, b11, off, leapOff, leapMonth, monthStart;
if (lunarMonth < 11) {
a11 = getLunarMonth11(lunarYear-1, timeZone);
b11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
} else {
a11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
b11 = getLunarMonth11(lunarYear+1, timeZone);
}
off = lunarMonth - 11;
if (off < 0) {
off += 12;
}
if (b11 - a11 > 365) {
leapOff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
leapMonth = leapOff - 2;
if (leapMonth < 0) {
leapMonth += 12;
}
if (lunarLeap != 0 && lunarMonth != leapMonth) {
return new Array(0, 0, 0);
} else if (lunarLeap != 0 || off >= leapOff) {
off += 1;
}
}
k = INT(0.5 + (a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+off, timeZone);
return jdToDate(monthStart+lunarDay-1);
II. THUẬT TOÁN TÍNH CAN CHI CHO THỜI GIAN
1. Năm âm lịch sang Can Chi
  • Thiên can có chu kỳ lặp là 10; như vậy đem số năm chia lấy phần dư gọi là IDCan thì ta luôn có giá trị: 0 - Canh; 1- Tân; 2- Nhâm; 3- Quý; 4 - Giáp; 5 - Ất; 6 - Bính; 7 - Đinh; 8 - Mậu; 9 - Kỷ.
  • Địa chi có chu kỳ 12 năm, như vậy đem số năm chia lấy phần dư gọi là IDChi thì ta luôn có giá trị: 4 - Tý; 5- Sửu; 6 - Dần; 7 - Mão; 8 - Thìn; 9 - Tỵ; 10 - Ngọ; 11 - Mùi; 0 - Thân; 1 - Dậu; 2 - Tuất; 3 - Hợi.
Như vậy, ta có hàm tính Can chi năm như sau:
Tên hàm:CanChiNam
Biến vào:lunarYear
Trả về:Can Chi năm

var IDCan=lunarYear%10;
var IDChi=lunarYear%10;
var Can=['Canh', 'Tân', 'Nhâm', 'Quý', 'Giáp', 'Ất', 'Bính', 'Đinh', 'Mậu', 'Kỷ'];
var Chi=['Thân', 'Dậu', 'Tuất', 'Hợi', 'Tý', 'Sửu', 'Dần', 'Mão', 'Thìn', 'Tỵ', 'Ngọ', 'Mùi'];
Trả về Can[IDCan]+' ' + Chi[IDChi];
2. Tháng âm lịch sang Can Chi
  • Địa chi tháng âm lịch có tính chất cố định: Tháng 1 (tháng giêng)- Dần; Tháng 2 - Mão; Tháng 3 - Thìn; Tháng 4 - Tỵ; Tháng 5 - Ngọ; Tháng 6 - Mùi; Tháng 7 - Thân; Tháng 8 - Dậu; Tháng 9 - Tuất; Tháng 10 - Hợi; Tháng 11 - Tý; Tháng 12 (tháng chạp) - Sửu.
  • Thiên can được lặp theo chu kỳ 10 và 1 năm có 12 tháng; Theo tính toán ta có công thức IDCan = (Năm * 12 + Tháng +3) chi lấy phần dư cho 10 có giá trị từ 0 đến 9 tương ứng với Giáp, Ất,... Quý (Trong công thức có cộng thêm 3 là tịnh tiến để tính IDCan đầu tiên là 0)
Chú ý: Tháng Nhuận có Can Chi giống tháng thường trước đó.

Như vậy, ta có hàm tính Can chi năm như sau:
Tên hàm:CanChiThang
Biến vào:lunarMonth,lunarYear
Trả về:Can Chi tháng

var IDCan=(lunarYear*12+lunarMonth+3)%10;
var IDChi=lunarMonth-1;
var Can=['Giáp', 'Ất', 'Bính', 'Đinh', 'Mậu','Kỷ', 'Canh', 'Tân', 'Nhâm', 'Quý'];
var Chi=['Dần', 'Mão', 'Thìn', 'Tỵ', 'Ngọ', 'Mùi', 'Thân', 'Dậu', 'Tuất', 'Hợi', 'Tý', 'Sửu'];
Trả về Can[IDCan]+' ' + Chi[IDChi];
3. Ngày âm lịch sang Can Chi
Ta biết, chu kỳ thiên can địa chi là 60, một năm có 365-366 ngày; như vậy nếu gọi N là số ngày Julius thì ta dễ dàng tính được Can chi của ngày là (N+9) chi dư cho 10 có giá trị được là 0 đến 9 tương ứng với Giáp đến Quý; (N+1) chia lấy phần dư cho 12 có giá trị từ 0 đến 11 ứng với Tý đến Hợi. (Con số 9 hoặc 1 cộng với N là tịnh tiến để sao cho số dư chia đầu tiên ứng với Giáp hoặc Tý)
Tên hàm:CanChiNgay
Biến vào:Julius jd
Trả về:Can Chi ngày

var IDCan=(jd+9)%10;
var IDChi=(jd+1)%12;
var Can=['Giáp', 'Ất', 'Bính', 'Đinh', 'Mậu', 'Kỷ', 'Canh', 'Tân', 'Nhâm', 'Quý'];
var Chi=['Tý', 'Sửu', 'Dần', 'Mão', 'Thìn', 'Tỵ', 'Ngọ', 'Mùi', 'Thân', 'Dậu', 'Tuất', 'Hợi'];
Trả về Can[IDCan]+' ' + Chi[IDChi];
4. Chuyển đổi Giờ sang Can Chi
  • Địa chi giờ trong ngày có tính chất cố định:
    23h ngày hôm trước đến 1h ngày hôm sau - giờ Tý;
    Từ 1h đến 3h - giờ Sửu;
    Từ 3h đến 5h - giờ Dần;
    Từ 5h đến 7h - giờ Mão;
    Từ 7h đến 9h - giờ Thìn;
    Từ 9h đến 11h - giờ Tỵ;
    Từ 11h đến 13h - giờ Ngọ.
    Từ 13h đến 15h - giờ Mùi.
    Từ 15h đến 17h - giờ Thân.
    Từ 17h đến 19h - giờ Dậu.
    Từ 19h đến 21h - giờ Tuất.
    Từ 21h đến 23h - giờ Hợi.
  • Thiên can của giờ được tính theo nguyên tắc đã được tổng hợp sẵn như sau:
    • Ngày Giáp/Kỷ: bắt đầu là giờ Giáp Tý, giờ Ất Sửu,...
    • Ngày Ất/Canh: bắt đầu là giờ Bính Tý, giờ Đinh Sửu,...
    • Ngày Bính/Tân: bắt đầu là giờ Mậu Tý, giờ Kỷ Sửu,...
    • Ngày Đinh/Nhâm: bắt đầu là giờ Canh Tý, giờ Tân Sửu,...
    • Ngày Mậu/Quý: bắt đầu là giờ Nhâm Tý, giờ Quý Sửu,...
    Dựa trên thống kê trên và cách tính Can chi ngày đã trình bày ở trên, ta có thể tính Thiên Can của giờ tý trong ngày, các giờ khác cứ tịnh tiến dần theo, hết lại quay vòng lại từ đầu giáp.
Như vậy, ta có hàm tính Can chi giờ trong ngày như sau:
Tên hàm:CanChiGio
Biến vào:Julius jd, gio
Trả về:Can Chi giờ

var IDCanNgay=(lunarYear*12+lunarMonth+3)%10;
var IDCanGioTy;
var IDCan
var IDChi;
var Can=['Giáp', 'Ất', 'Bính', 'Đinh', 'Mậu', 'Kỷ', 'Canh', 'Tân', 'Nhâm', 'Quý'];
var Chi=['Tý', 'Sửu', 'Dần', 'Mão', 'Thìn', 'Tỵ', 'Ngọ', 'Mùi', 'Thân', 'Dậu', 'Tuất', 'Hợi'];
if(gio>=23||gio<1)
IDChi=0;
else
IDChi=INT((Gio-1)/2+1);
if(IDCanNgay==0||IDCanNgay==5) //Ngày Giáp/Kỷ
IDCan=0; // Ngày đó bắt đầu là Giáp Tý
else if(IDCanNgay==1||IDCanNgay==6) //Ngày Ất/Canh
IDCan=2; // Ngày đó bắt đầu là Bính Tý
else if(IDCanNgay==2||IDCanNgay==7) //Ngày Bính/Tân
IDCan=4;// Ngày đó bắt đầu là Mậu Tý
else if(IDCanNgay==3||IDCanNgay==8) //Ngày Đinh/Nhâm
IDCan=6; // Ngày đó bắt đầu là Canh Tý
else if(IDCanNgay==4||IDCanNgay==9) //Ngày Mậu/Quý
IDCan=8; // Ngày đó bắt đầu là Nhâm Tý

Trả về Can[IDCan]+' ' + Chi[IDChi];
SỔ TAY TÂM LINH
Xem trang tin
Đương niên hành khiển
Trong vũ trụ có sao Mộc (木星 Mộc tinh) mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế (太歲), 12 năm quanh hết một vòng mặt trời. Hàng năm đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, ứng với 12 cung từ Tý đến Hợi. Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu…. Do đó còn gọi là sao năm hay sao Thái Tuế và được tôn là vị “Hành khiển thập nhị chi Thần” (行遣十二之神).
Người xưa, với quan niệm phong phú về thần linh đã không coi đơn giản đó là một ngôi sao mà là một vị thần linh. Từ đó, ta có 12 vị thần hành khiển (quan văn), hành binh (quan võ) gọi là thập nhị Đại vương hành khiển và tin rằng đó là những người thay mặt Ngọc Hoàng trông coi mọi việc trên thế gian luân phiên mỗi năm một vị theo chu kỳ của 12 con giáp.
Các vị đại vương này còn gọi là đương niên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong cả năm, xem xét mọi việc tốt xấu của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Thượng...
Xem chi tiết
Biểu đối tiền tào quan
Thánh cai bản mệnh
Cách xưng hô theo hán việt
Ngũ hành năm sinh - Bảng nạp âm
Phương pháp chọn giờ tốt
Lịch sử hình thành âm dương lịch
Quy tắc tính lịch âm
Danh từ sử dụng trong âm lịch
Phương pháp chọn ngày tốt
Ngày lễ - tết truyền thống Việt Nam
Danh sách lễ hội ở Việt Nam
Phương pháp tính ngày giờ Hoàng Đạo
Phương pháp tính Trực và Sao trong ngày
Tra bảng tiết khí trong năm
Danh ngôn Hán ngữ thông dụng
Phương pháp đổi lịch dương sang lịch âm
Phương pháp tính Đẩu Cát Tinh - Sao Tốt
Phương pháp tính Đẩu Hung Tinh - Sao xấu
Phương pháp tính thiên can và địa chi
Cách tính ngày Hỷ Thần, Tài Thần và Hạc Thần
Ngũ hành tương sinh tương khắc
Can Chi tương xung và tương hợp
Phương pháp đổi Can chi sang ngũ hành
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Xem trang tin
Phương pháp tính trùng tang
"Trùng tang" - 重喪 là một khái niệm mang tính tâm linh xuất phát từ chiêm nghiệm và lý luận của việc ghi chép thời gian theo hệ Can - Chi. Theo kinh nghiệm ghi chép thời gian theo hệ Can Chi, khi người mất phạm vào "giờ xấu" thì trong gia đình, họ hàng sẽ có người chết tiếp theo (gọi là chết dồn dập) hiện tượng như vậy gọi là Trùng Tang. Như vậy, Trùng Tang về nghĩa cơ bản chỉ là một khái niệm mang tính chất dự báo cũng giống như việc xem bói để biết tương lai, hay nói cách khác đó là một điềm báo rằng trong gia đình hoặc trong họ thời gian gần đây sẽ có người chết tiếp theo, từ đó mà người sống biết đường mà đề phòng hay tìm hướng mà khắc phục.
Trùng tang có 3 loại: Trùng tang Nhất Xa, trùng Tang Nhị Xa và Trùng Tang Tam Xa. Chữ Xa (赊) có nghĩa là xa xôi, ở đây, từ "Xa" ý muốn nói về quan hệ thế hệ (thứ tự) với người đã mất. Như vậy, ý nghĩa của 3 loại Trùng tang sẽ là:
Trùng tang Nhất Xa: Dự báo người có thể chết tiếp theo thuộc quan hệ với người đã chết là cùng 1 thế hệ như anh...
Xem chi tiết
Phương pháp tính hạn sao chiếu mệnh
Phương pháp tính tuổi Kim Lâu
Tính giờ sinh có bị phạm hay không
Phương pháp tính hoang ốc
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com