Tôn nhang bản mệnh là một cụm từ nói tắt của việc "Tôn cấp lập thờ lô nhang thánh cai bản mệnh", việc nói tắt này đã dẫn đến nhiều người hiểu sai lệch về ý nghĩa của lễ nghi là lễ nghi thờ chính mình.
Tôn nhang bản mệnh là lễ nghi "Tôn thờ thánh bản mệnh" trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Những người có căn duyên đối với tín ngưỡng thờ Mẫu mới phải làm nghi lễ này, có 2 trường hợp người căn duyên bản mệnh với Tứ Phủ:
- Trường hợp 1: Tôn nhang bản mệnh xin được an mệnh, lô nhang bản mệnh được gửi tại công đồng tứ phủ (thường là cửa điện thờ tứ phủ) mà không phải mở phủ.
- Trường hợp 2: Tôn nhang bản mệnh trước khi trình đồng mở phủ làm để bước vào việc Hầu đồng
Không phải hai người cùng sinh ngày tháng năm đều có căn thâm số nặng để phải tôn trình bản mệnh, Điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cá nhân với gia tiên, giữa gia tiên với tiên thánh và phần lớn là số mệnh đã định của bản thân. Tuy nhiên,
thánh cai bản mệnh thì lại theo Lục Thập Hoa giáp năm sinh của người căn duyên là nam hay nữ.
Để xác định được người có căn thâm số nặng như thế nào, có thể dựa vào thuật soi bói, thuật nhìn tướng, một số trường hợp có thể sử dụng thuật xem tử vi, để kỹ hơn đôi khi có thể sử dụng cả 3 thuật đó.
Tôn nhang bản mệnh làm ở đâu?
Như đã nói ở trên, đây là nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu, vì vậy việc tôn nhang bản mệnh là tiễn lễ Tôn cấp lập thờ lô nhang thánh cai bản mệnh cho nên phải được thực hiện tiến lễ tại phủ hoặc điện thờ Tứ Phủ.
- Người có căn mệnh thuộc trường hợp 1, chỉ cần thỉnh mởi pháp sư thảo sớ, tôn cấp lô nhang thánh bản mệnh và tiến lễ pháp sự trình căn bản mệnh tại bản điện là được, tuy nhiên nếu được thủ nhang hầu thánh để chứng thì càng tốt, việc này còn phụ thuộc vào điều kiện của chủ lễ. Thông thường những người đã phải tìm đến thánh để xin lễ bản mệnh là những người không có điều kiện, vì vậy chỉ cần tiến lễ theo pháp sự là được. Ngày rằm, mùng một hoặc ngày lễ, Chủ lễ nên có lễ (theo điều kiện từng người) thành tâm đến bản điện dâng lễ cầu an bản mệnh.
- Người có căn mệnh thuộc trường hợp 2, thì ngoài việc pháp sư thảo sớ, tôn cấp lô nhang thánh bản mệnh, theo lối cổ thì sau bách nhật (còn ngày nay thì họ làm luôn) thủ nhang (có ít nhất 9 năm tuổi Đồng) tiến hành lễ mở phủ cho chủ lễ, sau lễ mở phủ thì chủ lễ đã tiến vào tín ngưỡng thờ mẫu và hầu đồng được gọi là tân đồng, khi đó phải tuân theo các quy tắc lễ nghi của Tứ Phủ.
Nghi lễ tôn nhang bản mệnh như thế nào?
Cả 2 trường hợp, đều phải tôn cấp lô nhang, nên việc tiến lễ đều có điểm chung là thỉnh mới pháp sư thực hiện các việc:
- Thảo sớ trình bản mệnh, nếu phải mở phủ thì thảo thêm các sớ hầu mở phủ
- Viết dị hiệu thánh cai bản mệnh và tiến hành tôn lập lô nhang.
- Tiến lễ Tam - Tứ Phủ, tấu sớ trình căn bản mệnh.
Trong nghi lễ pháp sự, thủ nhanh trùm khăn phủ diện lên đầu chủ lễ và đội mâm lễ có lô nhang khi pháp sư tấu sớ và làm nghi lễ liên quan để thể hiện sự thành kính phụng thờ thánh cai bản mệnh của mình.
- Trường hợp có nghi lễ hầu thỉnh thánh chứng lễ trình căn (không phải mở phủ) thì sau pháp sự của pháp sư là nghi thức hầu chứng của Thủ nhang.
- Trường hợp Người tôn nhang bản mệnh phải mở phủ, theo lệ cổ thì sau bách nhật tôn bản mệnh thì Thủ nhang mới tiến hành nghi lễ mở phủ. Lý do cơ bản sau 100 ngày tân đồng có đủ thời gian để tìm hiểu về các nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi thức Hầu Đồng, và đặc biệt là có đủ thời gian để làm trong sạch bản mệnh trước khi mở phủ.
Ngày nay, nghi lễ này được gói gọn trong 1 khóa lễ nghĩa là sau pháp sự tôn nhang xong là Thủ Nhang tiến hành nghi lễ hầu đồng mở phủ cho tân đồng.
Sau khi tấu sớ bạch văn trình bản mệnh, lô nhang được rước lên công đồng để thờ, kể từ đây người mới tôn nhang trở thành Hương tử của bản điện, có điều kiện thì nên đi trình diện các phủ đền để trình sớ văn.