tử vi, xem tướng, hướng nhà, phong thủy, chọn ngày, tứ phủ, tam phủ, sách cúng
Tâm linhCộng đồng
Hãy đăng nhập để có thể đăng tin và bình luận bài viết
ĐIỂN TÍCH CHÚA BÀ LÂM THAO
Người đăng bài: Linh Thông
Thời gian đăng:21:42 10/08/2023
  1. Giai thoại về chúa bà Ót
  2. Diệu Nghĩa Tàng Hình là ai?
  3. Bát bộ sơn trang là ai?
    1. Điển tích 1: Giai thoại về Bát Bộ Sơn Trang
    2. Điển tích 2: Pháp điện sắc lệnh tại Thành Cổ Loa
    3. Kết luận về Bát bộ sơn trang
1. Giai thoại về Chúa Bà Ót
Hùng Vương thứ XVII - Hùng Nghị vương (雄毅王, 568 - 409 TCN) có một người con gái út tên là Nguyệt Cư bị dị tật bẩm sinh ở một bên mắt, từ nhỏ vốn rất ham học hỏi, nhân từ, lớn lên thì giúp vua cha trị nước đánh giặc.

Năm 475 trước Công nguyên, nước nhà có loạn, bọn tà phản nổi lên khắp nơi chống lại triều đình, Vua xuống chiếu chiêu mộ người tài ra cầm quân giết giặc, Lý Lang Công, quê mẹ ở Cao Mại (nay là thị trấn Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ), tướng mạo tuấn tú, có tài thao lược xin được cầm quân giết giặc. Vua Hùng thấy chàng Tướng Mạo tuấn tú, khôi ngô, có tài bèn gả công chúa Nguyệt cư cho Lý Lang Công. Vua cha giao cho Bà quản quân lương, giao cho Lý Lang Công lĩnh chiêu binh hợp sĩ giết phản tặc.
Khi thời cơ đã đến, Vua khởi binh dẹp loạn, khi đó công chúa Nguyệt Cư bụng đang mang dạ chửa cũng đích thân chinh chiến cùng tướng công Lý Lang Công cho đến khi chiến sự toàn thắng. Khải hoàn, ông bà về sinh sống tại Cao Mại và lần lượt sinh hạ được 12 người con trai đều khoẻ mạnh, tài giỏi hơn người, được Nghị Vương phong làm Lạc tướng trấn ải các nơi bảo vệ đất nước. Đến thời Hùng Duệ Vương (Vua Hùng Vương thứ 18), Nguyệt Cư công chúa và 12 người con trai cùng Tản Viên Sơn thánh, Cao Sơn, Quý Minh giúp vua bình trị thiên hạ, sau đó lại giúp vua đánh bại quân giặc.
Khi ông bà sống và tạ thế tại nơi sinh sống, nhân dân nhớ ơn công lao của bà đã lập đến thờ bà và phò mã tại Cao Mại (quê mẹ chồng - nơi hai ông bà sinh sống). Nhân dân gọi là Chúa Bà Ót - vì bà là con gái út của Vua Hùng Định Vương, đôi khi còn gọi là Chúa Bà Cao Mại (vì đây là tên địa danh của bà ở), sau này người ta gọi là Chúa Bà Lâm Thao (Cao Mại thuộc huyện Lâm Thao, Phú Thọ). Nhân dân địa phương gọi nơi thờ phụng Chúa Bà là Đền Nhà Bà (chỉ mang tính địa phương).
Do sự hiển linh của công chúa giúp các triều đại vua sau này nên đã được ban tặng nhiều sắc phong. Sắc thời Cảnh Hưng (1753) viết: “Công chúa Nguyệt Cư thừa lệnh Thượng đế, thuỷ quan nhân hoá, bình thư lầu thuộc, kiêm thông tâm lược mà vẫn yêu kiều, có công với nước phá giặc phương Đông. Sau khi hoá thì linh thiêng nơi Nam Thổ, làm cho gió thuận, mưa hoà, bảo dân hộ quốc, thiên uy vời vợi...”

Vào thời cổ đại, Hùng Vương Trị vì nước Văn Lang là Người Lạc Việt hay còn gọi là người Việt Mường, vì vậy, Chúa Bà cũng là người Mường.
Diệu Nghĩa Tàng Hình là ai?
Diệu Nghĩa Tàng Hình (妙義藏型) là danh hiệu được suy tôn, ý muốn nói là nghĩa khí kỳ diệu trong hình mẫu quản kho (lương). "Tàng Hình" ở đây là danh từ hàm chứa ý nghĩa sâu xa về danh hiệu suy tôn chứ không mang tính chất chỉ trực danh hay động từ là ẩn hình.
Như vậy, đây là một danh hiệu phù hợp với công chúa Nguyệt Cư - Chúa Bà Ót, một chúa bà vùng núi non, quản quân lương và là người Mường, tài thao lược. Khi nhận nhiệm vụ quản quân lương Chúa Bà Ót đã vượt lên các khó khăn (dị tật, đang mang thai) vẫn sát cánh đánh trận và khải hoàn. Như vậy, Chúa Bà Ót xứng với danh hiệu Diệu Nghĩa Tàng Hình sơn trang Công Chúa. Bà được thờ chính tại Cao Mại.
Trong Sơn trang nhất phái (tam tòa sơn trang), Chúa Bà được xếp vào ngôi vị thứ 3 bởi quyền cai quản của bà chỉ về mặt quân lương và thao lược chiến sự, và sự xuất hiện của bà là thứ 3 sau cả Cao Sơn Thần Nữ. Tôn hiệu của chúa Bà trong Thanh Sơn Nhất Phái là: Đệ Tam Thánh Tổ Diệu Nghĩa Tàng Hình Sơn Trang Công Chúa. Với hiệu người Mường thì còn gọi là Đệ tam chúa Mường Diệu Nghĩa Tàng Hình Sơn trang Công Chúa. Với hiệu Thượng Ngàn thì còn gọi là Đệ Tam Thượng Ngàn Diệu Nghĩa Tàng Hình Sơn trang Công Chúa.
2. Bát bộ sơn trang là ai?
a. Điển tích 1: Giai thoại về Bát Bộ Sơn Trang
Gia thoại về Bát bộ sơn trang là rất ít, trong văn luyện sai bát bộ sơn trang thì có nhiều bản, nhìn chung các bản đều có nội dung như là: Bát Bộ Sơn trang là tám tướng cai quản các lũng lang trên vùng sơn cước, có cha là Đỗ Đổng, mẹ là Đặng Thị Tươi, sinh ra 8 tướng tên là Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trương, Đỗ Cường, Đỗ Dũng. Vào thời kỳ An Dương Vương, Cha con họ Đỗ này đã giúp An Dương Vương trấn ải phương Bắc và đánh giặc bảo vệ xã tắc.
b. Điển tích 2: Pháp điện sắc lệnh tại Thành Cổ Loa
Bia "Pháp điện sắc lệnh" tại thành cổ loa có ghi:
  • Năm dựng: Vĩnh Thịnh 13 (1717).
  • Bia 4 mặt, khổ 1,84m x 0,80m, mỗi mặt 11 dòng, mỗi dòng 4-90 chữ.
  • Bài văn khắc trên bia ghi lại sự tích An Dương Vương; sắc phong của các triều đại phong cho An Dương Vương; nội dung vụ xét xử hoạn quan thúc Lộc bá phải trả lại ruộng của đền cho dân làng thờ cúng; 4 lệnh chỉ của chúa Trịnh ở các năm Thịnh Đức 2 (1654), Vĩnh Thọ 2 (1659), Cảnh Trị 7 (1669) và Chính Hoà 5 (1684).
Nguyên văn lệnh chỉ năm Thinh Đức 2 (1654) như sau :
Bản phiên âm:
Đại nguyên soái Thống quốc chính thượng chúa sư phụ công cao nhân thánh Thanh vương lệnh dụ Đông Ngạn huyện họ nhi Cổ Loa xã quan viên tịnh tướng thần xã thôn trưởng Lại Đức Quảng, Nguyễn Doãn Tín, Nguyễn Kim Dung, Chu Đăng Minh, Nguyễn Hữu Dụng, Nguyễn Văn Tiến, Đỗ Đổng, Nguyễn Hữu Lâm, Lê Văn Giai, Đỗ Ngọc Chi Đào, Phú gia Hoàng Toàn cơ, Nguyễn Văn Vỵ, Nguyễn Tu Minh, Nguyễn Văn Hoà, Chu Đức Đại, Nguyễn Hữu Vinh, Trương Văn Tư, Đào Như Mai, Nguyễn Tuân Đắc, Hoàng Kim Bảng, Nguyễn Công Nhậm, Hoàng Đắc Bố, Nguyễn Hữu Sỹ, Chu Đức Minh, Hoàng Thế Đăng, Lại Văn Bùi, Chu Đình Chế, Đỗ Văn Tích, Chu Nãi Năng, Hoàng Kim Long, Trương Hữu Tài, Lê Trí Trung, Nguyễn Tông Liệu, Hoàng Đắc Lộc, Nguyễn Văn Quán, Nguyễn Kim Thạch, Hoàng Văn Trị, Hoàng Tỉ Nhân, Phạm Tién Đảng đẳng hệ sơ khải văn vị nguyên bản xã hữu Cổ Loa thành tiền đại đế quân An Dương Vương hiển hữu linh ứng đa năng hộ hựu quốc vương trường trị cửu an diễn tông xã ức vạn niên vô cương chi phúc, dĩ phụng lệnh chỉ chuẩn cấp bản xã binh quân dân trục hạng tịnh xã nội quan điền tô bề trì thị thổ kiều khê cập chư thuế ngạch đẳng hạng điền tịnh đài đệ sứ thần, bồi trúc, trúc lập đê lộ khai hạng cống khẩu cập hộ phần sưu sai các dịch tịnh chuẩn nhiêu vi hộ nhi tạo lệ, hương hoả phụng sự. Chí tư lệnh dĩ kinh cửu, hủ cựu, sở bị các đẳng nha môn nhiễu câu, bản xã nan ư phụng sự. Cung hất chỉ chuẩn đẳng nhân ứng nãi chuẩn như nguyên tiền hữu dĩ cung phụng sự thọ quốc mệnh. Kỳ phụng sai quan đẳng kha môn đệ niên nghi phụng chuẩn trừ tiền hạng các dịch, bất đắc nhiễu câu. Tư hậu bản xã mỗ nhân do nửu cựu tục ỷ thế tranh hành bất thuận cập vọng cáo tra đắc hữu tội. Tư lệnh dụ.

Thịnh Đức nhị niên thập nhị nguyệt nhị thập tứ nhật.


Dịch nghĩa:
Đại nguyên soái Thống quốc chính thượng chúa sư phụ công cao nhân thánh Thanh vương lệnh dụ: Các quan viên, tướng thần xã thôn trưởng cùng toàn xã hộ nhi Cổ Loa huyện Đông Ngạn là Lại Đức Quảng, Nguyễn Doãn Tín, Nguyễn Kim Dung, Chu Đăng Minh, Nguyễn Hữu Dụng, Nguyễn Văn Tiến, Đỗ Đổng, Nguyễn Hữu Lâm, Lê Văn Giai, Đỗ Ngọc Chi Đào, Phú gia Hoàng Toàn Cơ, Nguyễn Văn Vỵ, Nguyễn Tu Minh, Nguyễn Văn Hoà, Chu Đức Đại, Nguyễn Hữu Vinh, Trương Văn Tư, Đào Như Mai, Nguyễn Tuân Đắc, Hoàng Kim Bảng, Nguyễn Công Nhậm, Hoàng Đắc Bố, Nguyễn Hữu Sy, Chu Đức Minh, Hoàng Thế Đăng, Lại Văn Bùi, Chu Đình Chế, Đỗ Văn Tích, Chu Nãi Năng, Hoàng Kim Long, Trương Hữu Tài, Lê Trí Trung, Nguyễn Tông Liệu, Hoàng Đắc Lộc, Nguyễn Văn Quán, Nguyễn Kim Thạch, Hoàng Văn Trị, Hoàng Tỉ Nhân, Phạm Tiến Đảng dâng tờ khải tâu rằng xã này nhờ phụng đức An Dương Vương có nhiều linh ứng phù dân giúp nước, Quốc vương trị nghiệp lâu dài, xã tắc hưởng phúc khôn xiết. Bản xã đã được lệnh chỉ cho phép bản xã quân dân theo các hạng, các thứ tô thuế ruộng công, ao chợ, cầu cống theo các ngạch; cùng các việc khiêng võng sứ thần, bồi đắp đê điều đường xá, mở cửa cống và các sai dịch đều được miễn trừ, để làm hộ nhi tạo lệ, thắp hương thờ cúng. Tới nay vì lâu ngày lệnh chỉ cũ nát. Kính vâng chỉ chuẩn của vua, nay ban lệnh chỉ, chuẩn cho dân xã được hưởng lệ cũ để vận nước trường tồn mãi mãi. Các quan phụng sai và các nha môn, hàng năm phải dâng chuẩn miễn trừ các khoản như cũ cho dân, không được gây phiền nhiễu. Từ nay về sau, nếu ai trong xã còn quen thói cũ ỷ thế tranh giành, không chấp hành, lại gian giảo, tra ra sẽ chịu tội. Nay tỏ rõ;

Ngày 24 tháng 12 năm Thịnh Đức thứ 2 (1654).



Xét vị trí cai quản của tám tướng sơn trang

Trước khi Thục Phán xác nhập nhà nước Văn Làng để thành lập nước Âu Lạc, Thục Phán cai quản vùng rộng lớn gọi là Nam Cương (xem bản đồ). Như vậy, các tướng của Thục Phán, trong đó có ông Đỗ Đổng là người vùng Nam Cương (tương đương các vùng Cao bằng, Lạng Sơn, Móng Cái,... và một phần thuộc Trung Quốc ngày nay), cho nên một số tích cho rằng Ông Đỗ Đổng là người Đồng Đăng thì cũng hợp lý. Khu Vực Nam Cương là khu vực miền núi cao (xếp vào dạng Sơn Trang), các tướng là anh em ruột còn trẻ có tài và dũng mãnh, mỗi người được giao cai quản các lũng, lang. Sau khi Thục Phán được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, ông đã hợp nhất vùng Nam Cương vào nhà nước Văn Lang và đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Các tướng trẻ vẫn được giao cai quản biên cương vùng Bắc của nhà nước Âu Lạc.
Kết luận về Bát bộ sơn trang
Vì tư liệu còn hạn chế, theo như Điển tích 1 và Điển tích 2 đều xuất hiện nhân vật Đỗ Đổng, nên Linh Thông chỉ có thể tạm thời đưa ra nhận định là Ông Đỗ Đổng là nhân vật lịch sử có thật ở thời Thục Phán An Dương Vương. Ông có có 8 người con trai dũng mãnh được giao cai quản các vùng ở Nam Cương (thượng Bắc của nước Âu Lạc) thuộc An Dương Vương cai trị. Nhưng khi nước nhà lâm nguy, các tướng đều trung thành anh dũng hy sinh nên "Hồn siêu phách lạc mỗi người một nơi". Cùng với công đức ấy, tám anh em ruột là tám vị tướng trẻ này được xếp vào Bát Bộ Sơn Trang phù hợp với tám phương vị trong tự nhiên (bốn phương tám hướng), mỗi tướng như được tượng trưng cho việc quản lý tám phương vị này trong sơn trang, có ý nghĩa về tính chất gắn kết như một khối thống nhất (vì có tính ruột thịt).
Ngoài ra, một số văn luyện sai còn nhắc đến thập nhị tướng sơn trang (12 tướng sơn trang), đây chính là 12 người con trai của Chúa Bà Ót có công trong trong việc giúp Vua Hùng Vương thứ 18 giữ yên bờ cõi. Tuy nhiên, vai trò của thập nhị tướng sơn trang không được lịch sử ghi nhận rõ ràng, nên hều hết các văn chỉ khấn một cách chung chung có tính gắn kết với "Diệu Nghĩa Tàng Hình Sơn trang công chúa".



Một số tích có ghi là mẫu Thượng Ngàn giáng xuống trần ở khu vực Đồng Đăng, rồi lấy ông Đỗ Đổng mới sinh ra 8 tướng. Tích này Linh Thông nhận thấy không hợp lý về mặt logic cũng như lịch sử bởi vì:
Theo Ngọc Phả Hùng Vương, thì Thục Phán chính là một thành phần nổi loạn, vào cuối đời Vua Hùng thứ 18, và đã ép vua Hùng vương thứ 18 nhường ngôi. Bởi vì:
  • Trong nội thần đã có nhiều lạc hầu, lạc tướng bị mua chuộc dẫn đến Vua Hùng 18 bị thất thế
  • Vua Hùng vương thứ 18 không có con trai, cháu trai trực hệ nối đời.
Vì lý do đó mà Hùng Vương thứ 18 phải nhương ngôi cho Thục Phán. Hay nói chính xác hơn là đã có sự xung đột giữa Thục Phán và Hùng Vương thứ 18, và Hùng Vương thứ 18 bị thua phải nhường ngôi lại cho Thục Phán, khi đó Thục Phán mới xác nhập vùng Nam Cương với nhà Nước Văn Lang thành nhà nước Âu Lạc. Nếu xét về lịch sử thì Thục Phán phải là kẻ thù của Vua Hùng, hay nói cách khác là kẻ thù của Quế Hoa Công chúa - tức là Mẫu Thượng Ngàn, thì làm gì có chuyện Mẫu giáng vào khu đất của kẻ thù mà giúp kẻ thù chống lại ngành nhà mình (ngành Hùng Vương).
Hay nói một cách khác là Mẫu thượng Ngàn không giáng xuống trần làm vợ ông Đỗ Đổng, mà đây chỉ là nhân dân nhớ ơn công đức của 8 vị tướng trẻ trong cùng một gia đình có công bảo vệ bờ cõi vùng sơn cước, lại phù hợp với bát phương sơn trang trong tự nhiên nên. Hơn nữa lịch sử không thấy nhắc đến công đức của 8 vị tướng trẻ này, chỉ nhắc đến công đức của ông Đỗ Đổng. Vì vậy, việc xếp 8 vị tướng ruột thịt này vào làm bát bộ sơn trang có vai trò như bát bộ kim cương trong Phật giáo là hợp với tư tưởng uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Đăng nhập
Bình luận và đánh giá bài viết
Đăng nhập để bình luận, đánh giá bài viết, và tham gia Đăng bài của riêng mình
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Đăng tin
Điển tích Mẫu Thượng Ngàn
, Truyền thuyết về Mẫu thượng ngàn và thập nhị tiên nàng
, Truyền thuyết Mẫu thượng ngàn giáng trần lần thứ 2
, Điển tích 1. Theo "Kiến Văn Tiểu Lục" của Cụ Lê Quý Đôn
, Điển tích 2. Miếu Ngọc Tháp
, Điển tích 3. Giai thoại của hai xã Đông Cuông và Ngòi A
, Điển tích 4. Theo giai thoại của Mẫu giáng lần 2
, Điển tích 5. Theo gia phả dòng mo họ Hà
, Phân tích các Điển tích và Kết luận
, Điển tích 6. Theo Đại Nam nhất thống chí
, Giai thoại giúp vua Lê Lợi Chống giặc Minh
, Phong tục tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn
1. Truyền thuyết về Mẫu thượng ngàn và thập nhị tiên nàng
Mẫu Thượng Ngàn là người con gái lớn của Vua Trời (vua Đế Thích), vì tính tình thẳng thắn khó bảo nên bà được cha giao cho cai quản vùng núi rừng hoang vu. Từ ngày Mẫu Thượng Ngàn về vùng núi cai quản thì người dân nơi đây đều được vụ mùa bội thu, đợt đi săn nào cũng bắt được thú lớn cả. Cũng vì thế dân trong vùng hết lòng tôn kính bà, những lời mà bà khuyên bảo đều được họ nhất mực nghe theo.
Vào thời...
Xem chi tiết
Điển tích về Cao Sơn Thần Nữ
Liên kết với ADS:
ADS
Giới thiệu về chúng tôi
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách sản phẩm - dịch vụ
SẢN PHẨM
Phần mềm quản lý tiệm cầm đồ
Cầm đồ cho vay trả góp - GoldAnt
Chuyển tệp tin exe thành msi
CỘNG ĐỒNG
Khoa học tâm linh Việt Nam
HỖ TRỢ
Liên hệ với chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi qua zalo
Liên hệ với chúng tôi qua Facebook
Gửi phản ảnh tới chúng tôi
Trợ giúp cho ứng dụng
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SỐ HÓA QUẢN LÝ ADS
Địa chỉ: Khu 3, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
Hotline: 0946932083*adstruly.com@gmail.com